61 Nguyễn Như Phát – Lê Thị Thu Thuỷ (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp
2.2.2. Hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng
Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương ch ấ m d ứ t h ợ p đồ ng có những điểm giống
nhau như sau:
Đều được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015
Đều có hậu quả là kết thúc việc thực hiện hợp đồng
Do một bên thực hiện
Điều kiện để áp dụng việc hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng là khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
Phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ, nếu khơng thơng báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Tuy nhiên, giữa huỷ hợp đồng và chấm dứt hợp đồng cũng có nhiều điểm khác biệt:
STT Tiêu chí Hủy bỏ hợp đồng Đơn phương chấm dứt hợp
đồng
1 Căn cứ pháp lý Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 2 Hậu quả pháp lý Huỷ bỏ hợp đồng làm hợp
đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, tức là huỷ bỏ hợp đồng có giá trị hồi tố (tương tự hậu quả hợp đồng vô hiệu). Tuy nhiên, pháp luật có loại trừ một số nghĩa vụ vẫn phải thực hiện như nghĩa vụ phát sinh từ thoả thuận về bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và giải quyết tranh chấp.
Vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng (người sử dụng lao động cung cấp thông tin tiền hợp đồng không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 BLLĐ năm 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp động lao động) thì hợp đồng được chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt.
Hậu quả pháp lý Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.
Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nữa.
Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền u cầu bên cịn lại thanh tốn phần nghĩa vụ mà mình đã thực hiện.
Theo Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nếu bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được hưởng tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường và không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm. Ngược lại, nếu “Trong trường hợp doanh
nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật”. Ngoài ra, Điều 22 cũng ghi nhận hậu
quả pháp lý là hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi “bên mua bảo hiểm hoặc doanh
nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối giao kết hợp đồng bảo hiểm”. Luật Kinh doanh
bảo hiểm hiện hành của Việt Nam không đề cập đến khái niệm hành vi gian lận bảo hiểm. Gian lận bảo hiểm là hành vi bất hợp pháp nhằm thu lợi bất chính của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Những hành vi gian lận bảo hiểm, trong một số trường hợp được hiểu là cung cấp thông tin sai sự thật trong giai đoạn tiền hợp đồng76 và là cơ sở của huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm. Sự huỷ bỏ hợp đồng là một biện pháp vừa mang ý nghĩa răn đe người vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin sai sự thật trong giai đoạn tiền hợp đồng, vừa là cơ chế bảo đảm hiệu quả quyền lợi hợp pháp của bên còn lại. Biện pháp này đã thể hiện rõ sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng.