(chẳng hạn như lừa dối về đối tượng của hợp đồng). Những người theo quan điểm này đã có sự phân định sự độc lập tương đối của giai đoạn tiền hợp đồng và giai đoạn trong hợp đồng. Họ lập luận về tính tách bạch của hai giai đoạn, và nếu có sự vi phạm nghĩa vụ từ giai đoạn tiền hợp đồng thì đó là trách nhiệm ngồi hợp đồng. Cách hiểu này lại được nhiều quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Civil law chấp nhận (Pháp, Bỉ)58.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về nghĩa vụ tiền hợp đồng cho thấy đây là vấn đề không mới trong pháp luật dân sự của các nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Trong khi, một số quốc gia xác định rõ phạm vi, nội dung của giai đoạn tiền hợp đồng và nghĩa vụ tiền hợp đồng để làm căn cứ giải quyết các vấn đề phát sinh sau này thì đâu đó vẫn có quốc gia chưa chú trọng làm rõ địa vị pháp lý của nghĩa vụ tiền hợp đồng trong quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng. Chương trên đây đã tập trung giải quyết các khía cạnh lý thuyết trọng tâm của nghĩa vụ tiền hợp đồng: khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng – khái niệm và đặc điểm của giai đoạn tiền hợp đồng, nguyên tắc pháp luật điều chỉnh đối với giai đoạn tiền hợp đồng; khái niệm nghĩa vụ tiền hợp đồng, hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, quan điểm của một số quốc gia về nghĩa vụ tiền hợp đồng… nghĩa vụ tiền hợp đồng là cách xử sự bắt buộc mà chủ thể phải thực hiện theo quy định của pháp luật, theo đó các bên phải thực hiện các công việc hoặc khơng thực hiện cơng việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác trong giai đoạn tiền hợp đồng. Theo đó, các bên phải thiện chí, trung thực trong khi thực hiện nghĩa vụ tiền hợp đồng; nếu một hoặc các bên vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng phải chịu trách nhiệm pháp lý tiền 58 Nhà pháp luật Việt – Pháp (2019), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, NXB pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội, tr.344.
hợp đồng (hợp đồng vô hiệu, bồi thường thiệt hại… ). Các vấn đề này được làm rõ vừa cung cấp khung lý thuyết về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, vừa là căn cứ đánh giá hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan, từ đó tạo điều kiện cho việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện vấn đề này ở Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG
Pháp luật về giai đoạn tiền hợp đồng là tổng thể các quy định xác định các vấn đề về quyền và nghĩa vụ tiền hợp đồng. Các quy định này sẽ cho biết các chủ thể liên quan được làm gì, phải làm gì, khơng được làm gì trong giai đoạn tiền hợp đồng. Nhìn chung, pháp luật về tiền hợp đồng được quy định có sự khác nhau giữa các quốc gia, một số quốc gia quy định tương đối đầy đủ và rõ ràng nhưng một số khác chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của giai đoạn tiền hợp đồng. Sự khác biệt này xuất phát từ cách tiếp cận, quan niệm về giai đoạn tiền hợp đồng, mối quan hệ giữa giai đoạn tiền hợp đồng và giai đoạn trong hợp đồng. Ở Việt Nam, pháp luật về giai đoạn tiền hợp đồng được thể hiện rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau (BLDS và các văn bản pháp luật chuyên ngành).
hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Thơng qua nghiên cứu sẽ cho thấy các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam hiện hành về nghĩa vụ tiền hợp đồng trong BLDS cũng như một số văn bản pháp lý chuyên ngành. Vì vậy, phần nào đó sẽ cho thấy tính hợp lý của các quy định pháp luật hiện nay về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Cuối cùng, những nghiên cứu này góp phần đưa ra các quan điểm hồn thiện các quy định pháp luật hiện nay về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.
2.1. Thực trạng pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng
Có thể nói, giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn tương đối độc lập với các giai đoạn khác liên quan đến hợp đồng. Trong giai đoạn này tồn tại nghĩa vụ giữa các bên mà chủ yếu là nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ bảo mật thông tin, nghĩa vụ của các bên trong đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
2.1.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin
* Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về nghĩa vụ cung cấp thông tin
Theo nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thơng tin hình thành trong q trình giao tiếp: một người có thể nhận thơng tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh. Trên quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngơn từ, ký hiệu, hình ảnh...hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người.59
Ở dạng chung nhất, thông tin luôn được hiểu như các thông báo nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin. Thơng tin là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong giai đoạn tiền hợp đồng; các bên tham gia đàm phán hợp đồng cần thông tin để xem xét, lựa chọn lĩnh vực giao kết hợp đồng, giúp thoả mãn các nhu
59 Đồn Phan Tân (2001), "Về khái niệm thơng tin và các thuộc tính làm nên giá trị thơng tin", Văn hố
cầu về vật chất, tinh thần của các bên.60 Thông tin trợ giúp các bên hiểu rõ về nhau cũng như sản phẩm (đối tượng) các bên hướng tới đàm phán, định hướng cho họ lựa chọn phạm vi phù hợp để giao kết hợp đồng. Thơng tin là sức mạnh vì thơng tin định hướng hành vi con người.61 Nguyên tắc chi phối đến nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng thể hiện rõ nét ở khoản 3, Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”. Sự thiện chí trong cung cấp thơng
tin của giai đoạn tiền hợp đồng là điều kiện cần trong nghĩa vụ cung cấp thơng tin. Trong q trình đàm phán, thương lượng để giao kết hợp đồng, mỗi bên luôn chiếm ưu thế về một loại thơng tin nhất định. Ví dụ, đóng vai trị là một bên đàm phán để ký hợp đồng mua bán dịch vụ nghỉ dưỡng giữa Công ty tổ chức sự kiện F (gọi tắt là Công ty F) và ông G với nội dung liên quan đến việc “kỳ nghỉ dưỡng của F với gói
108.305.000 VND (giảm 18%)/ 5 năm dành cho 35 đêm nghỉ của Thẻ Tím kèm theo quà tặng là kỳ nghỉ 5 đêm F chủ sở hữu không bao gồm voucher tặng tham dự sự kiện ngày hơm đó + 4 vé máy bay + Thẻ giảm 30%/các hố đơn”, trong đó Cơng ty
F là bên bán sản phẩm nghỉ dưỡng và ông G là bên mua sản phẩm. Như vậy, Cơng ty F là bên có ưu thế về thơng tin cụ thể liên quan đến kỳ nghỉ trên, như: thời gian nghỉ dưỡng áp dụng khi nào, có giới hạn số ngày/đêm trong mỗi lần nghỉ dưỡng hay khơng và các thơng tin khác có liên quan. Vì thế, sự thiện chí trong cung cấp thơng tin của giai đoạn tiền hợp đồng là các bên, đặc biệt là bên bán sản phẩm (nếu là hợp đồng mua bán) phải bày tỏ ý định, suy nghĩ tốt và thực lòng mong muốn được cung cấp các thông tin về sản phẩm do bên mình nắm giữ.62 Đương nhiên, ngược lại với thiện chí trong cung cấp thơng tin là sự miễn cưỡng, nảy sinh những ý định xấu và không thực sự mong muốn được cung cấp thơng tin. Nếu sự khơng thiện chí trong cung cấp thơng tin xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thông tin và kết quả 60 Lê Trường Sơn (2015), "Nghĩa vụ bảo mật thông tin có được trong giai đoạn tiền hợp đồng", Khoa
học pháp lý, (05), tr. 26.