Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.172-174.
36 Dương Thị Hiện (2016), Đặt cọc – một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học,Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.18. Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.18.
pháp lý thì nghĩa vụ giữa các bên khơng được xác định là nghĩa vụ tiền hợp đồng mà trở thành nghĩa vụ trong hợp đồng cụ thể đó. Điều này cũng được minh thị tại Điều 2.13 Bộ Nguyên tắc UNIDROIT: “Trong các giao dịch thương mại, đặc biệt những
giao dịch khá phức tạp, thường là sau nhiều cuộc đàm phán phức tạp và kéo dài, các bên đi đến ký kết một văn bản khơng chính thức, gọi là"Thoả thuận sơ bộ", hoặc "Biên bản ghi nhớ", hoặc "Thư thể hiện ý định", hoặc các văn bản khác tương tự, gồm cả những điều khoản đã được thoả thuận, nhưng cũng nêu lên ý định sẽ ký kết một hợp đồng chính thức sau đó ("Theo hợp đồng", hoặc "Hợp đồng chính thức sẽ được lập sau"). Trong một vài trường hợp, các bên sẽ coi hợp đồng như vậy là đã được giao kết và việc lập ra hợp đồng chính thức chẳng qua chỉ là việc xác nhận lại những thoả thuận đã đạt được”.
Thứ hai, nghĩa vụ tiền hợp đồng xuất hiện trước khi hợp đồng có hiệu lực nên
địi hỏi sự thiện chí rất cao của các chủ thể tham gia thương lượng, đàm phán. Các bên phát đi đề nghị giao kết hợp đồng sẽ gia tăng cơ hội ký kết hợp đồng nếu như họ trung thực và thiện chí đưa ra các thơng tin có độ chính xác cao. Bởi vì, “một lần
bất tín, vạn lần bất tin”, hơn nữa thơng tin ngày nay có tính lan truyền chóng mặt
với sự xuất hiện của các phương tiện truyền tin và mạng xã hội. “Tinh thần” của trung thực, thiện chí trong giai đoạn tiền hợp đồng được thể hiện gián tiếp trong một số điều luật. Chẳng hạn, pháp luật cho phép một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép có quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch đó vơ hiệu, bởi lẽ khi một bên có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thì bên đó đã vi phạm ngun tắc trung thực, thiện chí. Hoặc BLDS 2015 có quy định: “Trường hợp đề
nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà khơng được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh”. Đây cũng là biểu hiện của nguyên tắc trung thực, thiện chí
trong giai đoạn tiền hợp đồng. Quy định này cũng được tìm thấy trong pháp luật của nhiều nước khác nhau thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.37 Vì thế, nếu các
bên mong muốn có nhiều hợp đồng được thiết lập, họ phải tự ràng buộc mình với trách nhiệm trung thực, thiện chí. Trung thực là việc cung cấp chất lượng chính xác của thơng tin, cịn thiện chí là việc cung cấp số lượng thông tin càng nhiều về sản phẩm/dịch vụ hoặc bản thân càng nhiều càng tốt.
Thứ ba, nghĩa vụ tiền hợp đồng là nền tảng của nghĩa vụ trong hợp đồng.
Trong hợp đồng mua bán tài sản, muốn bên bán hàng thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng (giao hàng đúng chất lượng, giao chứng từ kèm hàng hoá, giao hàng
đúng hạn, giao đúng địa điểm, tạo điều kiện cho bên mua kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng, đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hoá, bảo hành hàng hoá) hoặc
bên mua thực hiện các nghĩa vụ (nhận hàng, thanh tốn) thì giữa các bên phải thực hiện tốt các nghĩa vụ tiền hợp đồng (trung thực cung cấp thông tin). Một trong những yêu cầu của quan hệ dân sự là các bên phải cùng nhau hợp tác, thiện chí, trung thực khi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Các bên khơng chỉ chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà cịn phải tơn trọng, quan tâm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Trong quá trình xác lập, thực hiện quan hệ dân sự, các bên không được lừa dối, chây ỳ mà phải giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào. Có thể nói, nếu nghĩa vụ tiền hợp đồng được thực hiện khơng đầy đủ, chính xác thì nghĩa vụ trong hợp đồng rất khó sn sẻ, thuận lợi dẫn đến những tranh chấp trong hợp đồng rất dễ dàng xuất hiện.
1.2.3. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ tiền hợp đồng
* Cơ sở pháp lý của nghĩa vụ tiền hợp đồng
Nghĩa vụ tiền hợp đồng được phát sinh dựa trên nguyên tắc trung thực và thiện chí. Tuy nhiên, CISG đã gặp rất nhiều khó khăn bởi sự khác biệt trong quan điểm của các hệ thống luật mà đại diện là hai hệ thống Civil law và Common law. Ghi nhận nghĩa vụ trung thực, thiện chí tại Điều 7 của CISG là minh chứng cho nỗ lực thành công nhất của cộng đồng quốc tế trong việc sự dung hoà giữa hai hệ thống hop-dong-duoi-goc-do-luat-hoc-so-sanh-blds-2015-va cisg/#:~:text=Quy%20%C4%91%E1%BB %8Bnh%20v%E1%BB%81%20trung%20th%E1%BB%B1c,thi%E1%BB%87n%20ch%C3%AD%2C %20trung%20th%E1%BB%B1c%E2%80%9D, truy cập ngày 15/3/2020.
luật:“1.Trong việc giải thích Cơng ước này, cần xem xét đến tính chất quốc tế của
nó cũng như sự cần thiết phải thúc đẩy việc áp dụng Công ước này một cách thống nhất và bảo đảm nguyên tắc thiện chí trong thương mại quốc tế. 2. Các vấn đề pháp lý liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Cơng ước này mà khơng có các quy định rõ ràng trong Cơng ước này thì sẽ được giải quyết theo các nguyên tắc chung làm nền tảng của Cơng ước, hoặc nếu khơng có các ngun tắc chung đó thì giải quyết theo luật áp dụng được xác định dựa trên các quy tắc của tư pháp quốc tế.”38. Quy định này cho thấy, phạm vi của Điều 7 không chỉ điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong giai đoạn thực hiện hợp đồng mà còn bao trùm cả giai đoạn tiền hợp đồng. Quan điểm này được nhiều học giả thừa nhận. Khi các bên tham gia giai đoạn tiền hợp đồng, họ ràng buộc các trách nhiệm tiền hợp đồng dựa vào nguyên tắc trung thực, thiện chí – yếu tố bảo đảm cho những thơng tin được cung cấp (hay phải bảo mật) đúng theo yêu cầu của các bên và pháp luật.
Với hợp đồng bảo hiểm – một loại hợp đồng chuyên ngành cần sự bảo đảm rất lớn của sự trung thực, thiện chí. Trong giai đoạn giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm sẽ phải cung cấp khá nhiều thông tin về nhân thân như tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, điều kiện tài chính, gia đình…cho doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó, các thơng tin mà bên mua bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận yêu cầu tham gia bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và định giá phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như các quyết định về sau này của doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Điểm b khoản 2 Điều 18 Luật KDBH 2000, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010 quy định, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ “kê
khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”; khoản 1 Điều 19 Luật KDBH quy định: “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, … bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thơng tin đó”. Qua những quy
38https://lracuel.org/2018/03/08/cs-03-12-2017-trach-nhiem-trung-thuc-thien-chi-trong-giai-doan-tien- hop-dong-duoi-goc-do-luat-hoc-so-sanh-blds-2015-va-cisg/, truy cập ngày 20/3/2021
định này cho thấy, nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm là nghĩa vụ bắt buộc.
Khác với các loại hợp đồng khác, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tính mạng, tuổi thọ của con người – là những thứ vơ hình, khơng thể định lượng bằng mắt thường hay những phương pháp định giá thông thường. Bản chất của bảo hiểm nhân thọ là sự để dành quyền lợi tài chính của người mua bảo hiểm bằng việc chuyển giao những rủi ro liên quan đến tính mạng, tuổi thọ của người được bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm. Những rủi ro này là những rủi ro sẽ hình thành trong tương lai, chưa tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng. Do đó, những thơng tin mà bên mua bảo hiểm cung cấp sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm xác định được phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm và vì vậy, những thơng tin này địi hỏi phải mang tính trung thực và đầy đủ. Dựa vào những thơng tin mà bên mua bảo hiểm cung cấp, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ dự đốn rủi ro, từ đó quyết định có chấp nhận hay khơng chấp nhận bảo hiểm.39
Ngồi ra, nghĩa vụ cung cấp thơng tin của bên mua bảo hiểm còn được quy định tại Bộ quy tắc điều khoản bảo hiểm nhân thọ mẫu 2009.40
Thông tin mà doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm cung cấp có thể chia làm ba nhóm chính sau: thơng tin về nhân thân; thơng tin về sức khoẻ; các thơng tin liên quan khác. Trong đó, thơng tin về sức khoẻ là nhóm thơng tin mà bên mua bảo hiểm có khả năng sai sót cao nhất và cũng là nhóm thơng tin thường xun được các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng làm lý do từ chối thanh toán quyền lợi bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.
Bên cạnh đó, hầu hết các thơng tin mà bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm đều là các thông tin cá nhân của người được bảo hiểm. Vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ phải bảo mật các thơng tin của bên mua bảo hiểm; không được tiết lộ các thông tin cho bên thứ ba trừ khi có sự chấp thuận bằng văn bản của bên mua bảo hiểm (trừ các trường hợp các
thông tin được đưa cho bên thứ ba nhằm thẩm định, kiểm tra). Nếu bên mua bảo