0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Chính sách tài chính

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH XNK CHẾ BIẾN LHS SƠN HẢI (Trang 90 -95 )

III. Nguồn vốn lưu động thường xuyên

5. Tài sản dài hạn khác 222 0,

3.3.1 Chính sách tài chính

Nhà nước cần phải có các chính sách khuyến khích đầu tư cả trong nước và ngoài nước đối với ngành sản xuất và xuất khẩu quế. Song song với việc này là việc miễn giảm thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, ưu đãi về thuế suất thế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế đối với việc nhập khẩu máy móc thiết bị dùng cho ngành sản xuất và xuất khẩu quế...

3.3.2.Tăng cường khâu quản lí việc thu gom quế xuất khẩu.

Nhà nước cần tăng cường hơn nữa việc quan lí khâu thu mua vỏ quế thô để tránh tình trạng xuất khẩu nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay. Đối với các doanh

nghiệp xuất khẩu quế, nhà nước nên xem xét chỉ cho phép các doanh nghiệp lớn xuất khẩu quế bởi vì mặc dù chúng ta khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu nhưng việc có nhiều các công ty nhỏ, xuất khẩu với số lượng nhỏ sẽ làm cho chất lượng và giá cũng quế không đều. Điều này gây thiệt hại cho cả người sản xuất lẫn người xuất khẩu.

Một việc nữa cũng không kém phần quan trọng mà chúng ta cần làm ngay là phải củng cố lại hệ thống lưu thông, phân phối và buôn bán quế trong cả nước để có thể quản lí tốt hơn nữa nguồn hàng sao cho mỗi khi có nhu cầu xuất khẩu thì chúng ta có thể chủ động.

* Đối với chế biến, cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu sản xuất tinh dầu quế để trong tương lai không xa chúng ta có thể xuất khẩu loại sản phẩm này với khối lượng lớn đem lại kim ngạch cao. Việc nhập khẩu công nghệ chưng cất tinh dầu và xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm quế ở các khu vực trồng quế là việc làm cần thiết.

Nhà nước cũng nên hỗ trợ tài chính xây dựng các kho dự trữ đủ tiêu chuẩn để những khi giá quế xuống thấp, bà con không bán mà đem gửi vào đó chờ giá lên. Bởi vì hiện nay việc bảo quan vỏ quế khô của bà con nông dân ở nhà thường làm cho quế giảm chất lượng.

3.3.3.Biện pháp tín dụng, Bảo hiểm.

Để mở rộng thị trường sang các nước Châu Phi, các nước SNG nơi mà tiềm năng của thị trường quế khá lớn, các doanh nghiệp xuất khẩu quế đã bán hàng theo phương thức trả chậm nếu tiềm lực tài chính đủ mạnh hoặc họ đề nghị Nhà nước hỗ trợ bằng cách mua lại các khoản tín dụng này hoặc có thể bảo lãnh các khoản nợ này để các doanh nghiệp có thể chiết khấu chứng từ. Biện pháp tín dụng này mở ra khả năng xuất khẩu mặt hàng quế sang các thị trường mới mà ở đó gặp khó khăn về tài chính.

Khi tiếp cận thị trường mới hoặc bạn hàng mới, người xuất khẩu thường rất quan tâm tới khả năng thanh toán của bạn hàng. Thông thường rủi ro không thanh toán là một trở ngại lớn đối với nhà xuất khẩu trong việc tiếp cận thị trường mới. Vì vậy nhiều công ty bảo hiểm đã thiết kế các sản phẩm bảo hiểm riêng để bảo hiểm loại rủi ro này. Ví dụ như vương quốc Anh còn lập hẳn ra một tổ chức công là Export Credits Guarantee Department để cung ứng dịch vụ bảo hiểm rủi ro không thanh toán cho các nhà xuất khẩu. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu không chỉ mặt hàng quế sang các thị trường mới các nhà xuất khẩu thường mua bảo hiểm rủi ro không thanh toán ở các công ty bảo hiểm như trên. Nhà nước nên khuyến khích các công ty bảo hiểm Việt Nam tiếp thị các sản phẩm bảo hiểm tương tự để có thể làm yên lòng các nhà xuất khẩu.

3.3.5.Về thị trường và xúc tiến thương mại.

Trên thế giới hiện nay các nước đang thực hiện những rào cản thương mại hết sức tinh vi mà chúng ta khó lòng nhận biết được. Một số tiêu chuẩn không mang tính chất thương mại như tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn vệ sinh môi trường… ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hoá, thương hiệu… được một số nước như Mỹ, Nhật Bản, EU vận dụng một cách thái quá để tạo thêm rào cản thương mại. Vì vậy trong thời gian tới cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các doanh nghiệp đặc biệt là giữa Bộ Ngoại Giao và Bộ Thương Mại để nâng cao khả năng nhận biết và có biện pháp đối phó với các hàng rào phi thuế quan kiểu mới. Biện pháp lâu dài là chúng ta cần phải đào tạo được một đội ngũ luật sư có trình độ, am hiểu ngoại ngữ, luật pháp quốc tế để có thể tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chính phủ cần có chủ trương và cơ chế để thực hiện có hiệu quả việc xúc tiến thị trường theo hướng phân loại để thích ứng, giữ vững thị trường

truyền thống, phát triển thị trường mới, chú ý thị trường ngách. Chính phủ cũng nên tích cực tìm kiếm và kí kết các hợp đồng ở cấp Chính phủ đối với các loại hàng nông sản trong đó có mặt hàng quế. Tạo cơ chế và hỗ trợ doanh nghiệp có điều kiện vươn ra tiếp cận thị trường kì hạn nhằm góp phần loại bỏ những rủi ro, những biến động của giá cả trong ngắn hạn gây ra bằng việc thông qua thoả thuận trước mức giá sẽ giao dịch trong tương lai. Đây là một trong những biện pháp phân tán rủi ro, hạn chế mức thấp nhất rủi ro về giá cho người sản xuất cũng như người xuất khẩu. Tuy nhiên muốn thực hiện tốt biện pháp này đòi hỏi công tác dự báo thị trường phải chuẩn xác.

Nhà nước cũng cần phối hợp với các tổ chức hỗ trợ thương mại và các doanh nghiệp tổ chức và tham gia các hội chợ quốc tế chuyên ngành về gia vị thực phẩm như ANUGA- Đức, SIANL- Pháp, AGF- Hà Lan, FOODEX- Nhật Bản... để tạo điều kiện thương mại và mở rộng thị trường.

Trong xu thế giảm giá hiện nay của các sản phẩm nông, lâm sản nói chung, việc đẩy mạnh xuất khẩu quế là một việc không đơn giản. Do đó các doanh nghiệp không nên ỷ lại vào Nhà nước mà phải tự thân vận động, tích cực tìm kiếm bạn hàng để kí kết hợp đồng bán hàng. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà việc giao dịch thương mại giữa các quốc gia có xu hướng áp dụng thương mại điện tử thì một giải pháp mang lại hiệu quả tiếp thị cao là việc các doanh nghiệp nên xây dựng một Website riêng về mặt hàng quế Việt Nam. Muốn làm được việc này cần có sự trợ giúp của Nhà nước và các cơ quan chức năng khác. Tuy việc xây dựng trang Web không đơn giản và chi phí cao lại phải cần sự bảo mật nhưng hiệu quả của nó mang lại là rất lớn mà ví dụ cụ thể là một cô gái ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tự xây dựng cho mình một trang Web riêng giới thiệu về cây bưởi Năm Roi. Khi xây dựng được một trang Web riêng cho mặt hàng quế Việt Nam, bạn bè quốc tế có thể hiểu rõ hơn về một loài cây đặc sản của Việt Nam. Như vậy

chắc chắn công việc tìm kiếm bạn hàng của chúng ta sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Cũng thông qua trang Web này mà chúng ta có thể xây dựng thương hiệu cho mặt hàng quế Việt Nam.

Về phía các nhà quản lí và hoạch định chính sách, cần phải làm tốt

công tác thông tin về thị trường. Hiện nay chúng ta chưa có một Hiệp hội các nhà xuất khẩu gia vị riêng nên nhiều khi chúng ta gặp khó khăn về thị trường và giá cả. Cho nên trong thời gian càng sớm càng tốt chúng ta cần phải thành lập ngay Hiệp hội các nhà xuất khẩu gia vị để họ có thể chia sẻ với nhau kinh nghiệm xuất khẩu cũng như hỗ trợ nhau khi cần thiết về tình hình thị trường, giá cả… Mặt khác họ có thể tập trung hàng hoá lại để thành một lô hàng lớn chứ không như hiện nay xuất khẩu của chúng ta còn manh mún, khó kiểm soát được số lượng, chất lượng, giá cả và thị trường cũng như bạn hàng. Ở tầm vĩ mô, các doanh nghiệp xuất khẩu quế trong nước nên liên kết với các nhà xuất khẩu quế của các nước Srilanca, Indonasia và Trung Quốc để có thể cùng nhau kiểm soát thị trường, giá cả cũng như việc trao đổi thông tin khi cần thiết.

Phân tích tài chính doanh nghiệp thực sự có vai trò quan trọng và thiết yếu. Thông qua công tác phân tích tài chính người lãnh đạo có thể thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình từ đó có những hướng giải quyết, những kế hoạch tài chính đúng đắn. Có thể nói nếu doanh nghiệp muốn quản lý tài chính tốt, đạt được hiệu quả kinh doanh cao cần phải tiến hành tốt hoạt động phân tích tài chính.

Sau thời gian thực tập tại Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty TNHH XNK chế biến LHS Sơn Hải, dựa trên những kiến thức đã học được ở trường, em đã xem xét hoạt động phân tích tài chính tại Công ty những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính của Công ty.

Trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này, em luôn nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của tập thể thầy cô giáo khoa Tài chính doanh nghiệp trường Học viện tài chính , Ban Giám đốc Công ty, các anh chị trong Phòng Tài chính - Kế toán và của thầy giáo hướng dẫn chuyên đề

Nguyễn Trường Giang, kết hợp với sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài “Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH XNK chế biến LHS Sơn Hải”

Tuy nhiên, do trình độ, khả năng nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn .

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH XNK CHẾ BIẾN LHS SƠN HẢI (Trang 90 -95 )

×