Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH XNK chế biến LHS Sơn Hải (Trang 28 - 30)

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

1.2.2.6 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh và là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, là mục tiêu của những chiến lược kinh doanh dù dài hạn hay ngắn hạn.Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển xã hội. Bởi lẽ doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ bản và quan trọng trong xã hội. Hoạt động của doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho xã hội, đem lại thu nhập cho 1 bộ phận người dân trong xã hội. Doanh

nghiệp làm ăn hiệu quả thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Nền kinh tế xã hội càng phát triền, cạnh tranh thị trường càng khốc liệt, đời sống của người dân càng tăng cao, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cuả doanh nghiệp càng tăng về cả chất lẫn lượng, điều này đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng nỗ lực phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường.

Như vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải nắm rõ thực trạng của doanh nghiệp, để đưa ra các giải pháp phù hợp, trong đó chủ yếu là các giải pháp tài chính.

Các hệ số sinh lời là thước đo phản ánh tổng hợp nhất về hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Việc phân tích các hệ số này là cơ sở quan trọng để nhà quản trị đưa ra các biện pháp, các quyết định cũng như chiến lược tài chính trong tương lai.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS).

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

= Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu này càng cao thì thể hiện doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên khi đánh giá cần xem xét thêm chỉ số của ngành và tình hình cụ thể để có kết luận chính xác.

Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP).

không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh. Phản ánh một đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

= Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tài sản hay VKD bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

= Lợi nhuận trước thuế Vốn kinh doanh bình quân

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đo lường hoạt động của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt là tài sản này được hình thành bằng vốn vay hay vốn CSH.

ROA = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân

ROA phản ánh cứ đưa bình quân một đồng giá trị tài sản vào sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE).

Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư rất quan tâm, nó đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ.

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Vốn CSH bình quân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH XNK chế biến LHS Sơn Hải (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w