III. Nguồn vốn lưu động thường xuyên
5. Tài sản dài hạn khác 222 0,
3.2.2. Tích cực trong việc thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ.
Trong năm 2013, mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác thu hồi nợ, rút ngắn thời gian thu tiền bình quân, các khoản phải thu trong đó chủ yếu là phải thu khách hàng đã giảm và trả trước cho người bán chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tài sản ngắn hạn của công ty. Như vậy, số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng đã giảm đáng kể. Do đó, để thu nhanh chóng số vốn bị ứ đọng, hạn chế rủi ro thanh toán, công ty cần chú trọng tới một số biện pháp sau:
- Đối với các khoản phải thu, chủ yếu là phải thu khách hàng: Do chiến lược mở rộng mạng lưới tiêu thụ để gia tăng thị phần nên việc thu hồi lại vốn thường bị kéo dài. Vì vậy, khi ký kết các hợp đồng với khách hàng, công ty cần thảo luận và thống nhất các điều khoản về thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán một cách cụ thể, chặt chẽ. Căn cứ vào kế hoạch thu hồi nợ, xác định giá trị và thời điểm dòng tiền vào, từ đó điều chỉnh kế hoạch trả nợ. Có như vậy mới giúp cho khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo, vốn được luân chuyển nhịp nhàng, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao.
- Mặt khác, để thu hút khách hàng, trong quá trình bán hàng công ty nên thực hiện các chế độ ưu đãi với khách hàng như chiết khấu giảm giá đối với
những hợp đồng có giá trị lớn, chiết khấu thanh toán đối với các khách hàng thanh toán trước hạn… Điều này vừa góp phần kích thích tiêu thụ sản phẩm, vừa giảm bớt được phần nợ cần thu hồi. Tuy nhiên, công ty cần xác định một tỷ lệ chiết khấu, giảm giá hợp lý để phát huy hiệu quả cao nhất. Tỷ lệ này cũng cần xem xét trong mối quan hệ với lãi suất vay vốn ngân hàng. Bởi vì, cho phép khách hàng trả chậm thì trong thời gian đó công ty phải đi vay vốn để đảm bảo hoạt động SXKD diễn ra liên tục. Công ty cũng nên có sự lựa chọn đối tượng khách hàng có thể cho trả chậm bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng thanh toán của khách hàng, yêu cầu đặt cọc hoặc bảo lãnh nếu cần thiết. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bên cạnh các chính sách đối với các khoản phải thu khách hàng, công ty cũng cần nâng cao uy tín của mình và tạo được mối quan hệ tốt đẹp đối với các nhà cung cấp để tránh bị chiếm dụng vốn vào các khoản mục trả trước cho người bán.
- Đối với các khoản nợ của công ty: Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn. Cuối năm 2012 là 95.610 (Tr.đ) chiếm 49,09% tổng nguồn vốn. Trong đó vay và nợ ngắn hạn là 76.234 (Tr.đ), giảm 1,11% so với năm 2012. Điều này giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng đảm bảo thanh toán, biểu hiện cụ thể qua các hệ số thanh toán đều có sự gia tăng.. Chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp đem lại nhiều thuận lợi cho công ty nhưng nó cũng đòi hỏi công ty phải có kế hoạch thanh toán cho người bán cụ thể, gây dựng uy tín và lòng tin của các nhà cung cấp đối với công ty. Có như vậy, công ty sẽ giảm được phần vốn bị chiếm dụng trong khoản mục trả trước cho người bán. Ngoài ra, công ty có thể huy động thêm vốn chủ sở hữu hoặc tìm đến những nguồn tài trợ có chi phí thấp hơn nhưng không nên huy động vốn từ vay dài hạn để trả nợ trước mắt. Vì như vậy, công ty sẽ rơi vào tình trạng mất cân bằng về mặt tài chính, gánh nặng nợ sẽ tiếp tục tồn tại trong dài hạn.
Giải pháp tốt nhất là tăng doanh thu và từ đó tăng lợi nhuận cho công ty, tích cực thu hồi nợ để trả nợ và đầu tư mới.