III. Nguồn vốn lưu động thường xuyên
5. Tài sản dài hạn khác 222 0,
3.2.1- Lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định, đó là tiền đề cần thiết để một doanh nghiệp hình thành và phát triển. Do vậy, chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh là một điều cần thiết và không thể thiếu được trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do đặc điểm kinh doanh của công ty thuộc lĩnh vực chế biến và tiêu thụ cho nên nhu cầu về nguyên vật liệu là rất lớn, đặc biệt, khi công ty có sự chủ động trong việc dự trữ hàng tồn kho thì nhu cầu vốn còn phải đảm bảo sao cho vừa duy trì được một lượng hàng lưu kho hợp lý mà vẫn không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.
Mặt khác, trong những năm vừa qua, hệ số nợ của công ty còn ở mức khá cao, hệ số vốn chủ sở hữu thấp, vốn kinh doanh của công ty chủ yếu được huy động từ bên ngoài trong khi đó vốn đầu tư của chủ sở hữu có thay đổi nhưng là không đáng kể, tỷ trọng và giá trị vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào lợi nhuận thu
đươc trong năm. Để khắc phục tình trạng trên, công ty cần chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý thông qua việc chú trọng đến các vấn đề sau:
- Trước hết, công ty cần áp dụng phương pháp % trên doanh thu để dự toán nhu cầu vốn kinh doanh trong ngắn hạn, xác định nhu cầu vốn tối thiểu cho hoạt động kinh doanh của công ty, tránh tình trạng thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, không đảm bảo thời hạn thanh toán với các nhà cung cấp và thời gian cung cấp sản phẩm cho khách hàng, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Mặt khác, việc dự toán nhu cầu vốn giúp cho công ty không những xác định được số vốn cần thiết cho hoạt động SXKD mà còn tránh được tình trạng thiếu vốn, ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Xây dựng kế hoạch huy động vốn, ưu tiên tài trợ từ nguồn vốn nội sinh bằng lợi nhuận để lại của kỳ kế hoạch rồi mới đến nguồn tài trợ ngoại sinh bắng cách vay hoặc tăng vốn tự có. Lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp, xác định khả năng vốn hiện có của công ty, số vốn tối thiểu cần thiết phải huy động, cơ cấu huy động từ các nguồn như thế nào để chi phí sử dụng vốn là tiết kiệm nhất.
- Đối với tài sản ngắn hạn chủ yếu là hàng tồn kho, công ty cần có sự tính toán, phân tích và dự báo thị trường một cách chính xác nhất, xác định lại điểm đặt hàng, số lượng hàng lưu kho trung bình sao cho vừa đảm bảo được ý muốn chủ quan là dự trữ tránh biến động giá bất lợi, vừa hạn chế tối đa được phần vốn bị ứ đọng. Khi thực hiện cần căn cứ vào kế hoạch huy động vốn đã được lập làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Bên cạnh đó công ty cần tăng cường đổi mới máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất tốt hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao được lợi nhuận.
Thực tế ở công ty TNHH XNK chế biến LHS Sơn Hải trong 2 năm vừa qua, vốn huy động chủ yếu từ nguồn nợ ngắn hạn, phần còn lại là vốn đầu tư của chủ sở hữu. Việc sử dụng nợ vay đặc biệt là vay nợ ngắn hạn có nhiều thuận lợi song cũng chứa đựng nhiều rủi ro trong thanh toán. Ngoài ra, để hạn chế rủi ro trên cũng như tăng mức độ tự chủ trong hoạt động kinh doanh, công ty nên xem xét tăng vốn chủ sở hữu bằng cách tăng nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu. Tóm lại, việc chủ động lập kế hoạch huy động vốn là điều cần thiết, nhưng điều quan trọng hơn là công ty phải xây dựng được cơ cấu huy động hợp lý nhất, phù hợp với doanh nghiệp của mình trong từng thời kỳ.