Bảng 2.3 Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH XNK chế biến LHS Sơn Hải (Trang 39 - 43)

- Doanh thu hoạt động tài chính của công ty có nguồn gốc từ hoạt

Bảng 2.3 Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất hiệu quả kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2013 (%) Năm 2012 (%) Chênh lệch 1. Tỷ suất GVHB trên DTT 82,49 84,23 (1,74)

2. Tỷ suất chi phí bán hàng trên DTT 5,98 6,10 (0,12)

3. Tỷ suất chi phí QLDN trên DTT 4,8 3,84 0,96

4. Tỷ suất chi phí lãi vay trên DTT 0,76 1,05 (0,29)

4. Tỷ suất LN từ hđkd trên DTT 6,29 5,06 1.23

5. Tỷ suất LNTT trên DTT 6,73 3,50 3,23

6. Tỷ suất LNST trên DTT 5,78 4,61 1,17

(Nguồn : báo cáo tài chính năm 2013)

Theo bảng số liệu trên, tỷ suất các loại chi phí trên doanh thu thuần trong năm 2013 so với năm 2012 có sự biến động. Cụ thể, tỷ suất GVHB/DTT giảm 1,74%, nguyên nhân là do tốc độ tăng của GVHB (3,66%) chậm hơn tốc độ tăng của DTT (4,73%) điều này cho thấy công ty kiểm soát tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Tỷ suất CPBH/DTT giảm 0,12% do trong năm công ty giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị, giảm hoa hồng bán hàng do đó làm cho chi phí bán hàng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Tỷ suất CPQLDN/DTT tăng từ 3,84% lên 4,8%, nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng trong khi đó doanh thu thuần tăng lên với tốc độ lớn hơn.

Các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp tới mức chấp nhận được nhằm bảo toàn kết quả hoạt động kinh doanh. Đặc biệt tỷ suất CP lãi vay/DTT trong năm 2013 giảm mạnh 1,05% xuống còn 0,76%. Nguyên nhân là do mặt bằng lãi suất trên thị trường khá cao, chính vì vậy doanh nghiệp đã hạn chế sử dụng tín dụng mà thay vào đó là tăng vốn chủ sở hữu và tăng lợi nhuận giữ lại.

Cùng với sự gia tăng của doanh thu và chi phí làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng tăng lên, cụ thể tỷ suất LNTT/DTT tăng 3,23% và tỷ suất LNST/DTT tăng 1,17%. Điều này thể hiện trong năm vừa qua việc kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn năm trước.

Kết luận: Qua việc phân tích các kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh ta thấy rằng trong năm 2013, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ngày càng tốt, lợi nhuận sau thuế tăng cao hơn năm trước cả về số tiền và tỷ trọng, doanh nghiệp đã quản lý tốt giá vốn hàng bán, và giảm thiểu được chi phí giảm giá hàng bán làm tăng lợi nhuận của công ty.

2.2 Đánh giá thực trạng tại công ty TNHH XNK chế biến LHS Sơn Hải

2.2.1 Về tình hình huy động vốn của công ty.

2.2.1.1 Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn.

Qua bảng 2.4: Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn của công ty năm 2013 ta thấy: Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ tăng

27.910 triệu đồng với tỷ lệ tăng 16,73%, trong đó Nợ phải trả tăng 1.528 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 1.62 % và Vốn chủ sở hữu tăng 26.442 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 36.37%. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu năm và cuối năm, Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu đều chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng gia tăng vào cuối năm. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty.

Để đánh giá sự biến động này có hợp lý hay không, ta đi sâu vào phân tích cụ thể các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán.

Nợ phải trả :

Qua bảng phân tích cho thấy, tài sản của công ty nhận được nguồn tài trợ chủ yếu từ Nợ phải trả, Nợ phải trả của công ty có xu hướng gia tăng về cả giá trị và tỷ lệ . Cuối năm, Nợ phải trả tăng 1.528 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,62%, tỷ trọng giảm 2,51% (đầu năm tỷ trọng Nợ phải trả là 56,39% và cuối năm là 49.09%). Nguyên nhân chủ yếu là do tăng Nợ dài hạn (tăng 2.382 triệu đồng với tỷ lệ tăng 14.02%). Cụ thể:

Nợ ngắn hạn: cuối năm giảm 854 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1,11%. Trong nợ ngắn hạn có vay và nợ ngắn hạn giảm mạnh 6.223 triệu đồng

với tỷ lệ 36,73% làm tỷ trọng giảm 7,92 % điều này cho thấy công ty làm tốt việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, vay ngắn hạn trong năm. Điều này tạo uy tín tốt cho doanh nghiệp đối với các tổ chức tín dụng. Khoản phải trả người bán cuối năm giảm 1.051 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 3,12%, tỷ trọng giảm 0,89% so với đầu năm, điều này cho thấy công ty làm tốt việc thanh toán các khoản phải trả các đơn vị, cửa hàng, công ty cung cấp. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 789 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 18,33% cho thấy trong năm công ty chấp hành tốt việc nộp thuế cho nhà nước .Tuy nhiên chi phí phải trả cuối năm lại tăng lên so với đầu năm. Chi phí phải trả cuối năm tăng 837 triệu đồng, tỷ lệ tăng 56,63% làm tỷ trọng tăng 1,12 so với đầu năm, nguyên nhân của việc tăng này là do trong năm công ty còn một số khoản vay phải trả. Lý giải điều này là do các chủ nợ tăng thời gian trả nợ cho công ty.

Nợ dài hạn:

Nợ dài hạn đầu năm là 16.944 triệu đồng, cuối năm là 19.376 triệu đồng tăng 2.382 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 14,02%. Do trong năm 2013, doanh nghiệp cần nguồn vốn dài hạn để đầu tư TSCĐ, điều này được

thể hiện ở khoản mục Vay và nợ dài hạn tăng 2.094 triệu đồng với tỷ lệ tăng 13,06%. Như đã nói ở trên, trong năm doanh nghiệp cần vốn để đầu tư, đổi mới thiết bị, tiếp tục thi công xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị Johkasou… đây là lượng vốn cố định không thể thu hồi ngay trong năm, hơn nữa công ty cũng không thể có đủ lượng vốn chủ sở hữu để phục vụ đầu tư đổi mới nên vay dài hạn là tất yếu. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng chi phí sử dụng vốn cho nợ dài hạn lớn hơn chi phí sử dụng vốn ngắn hạn và việc quản lý sao cho không lãng phí và thu hồi để hoàn trả nhanh chóng nguồn vốn này là hoàn toàn cần thiết.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH XNK chế biến LHS Sơn Hải (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w