III. Nguồn vốn lưu động thường xuyên
5. Tài sản dài hạn khác 222 0,
2.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán của công ty.
Phân tích các hệ số về khả năng thanh toán giúp chúng ta có thể đánh giá xem khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Để phân tích khả năng thanh toán, ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu như trong bảng 2.12:
Bảng 2.12 Bảng chỉ tiêu phản ánh hệ số khả năng thanh toán của công ty năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Tài sản ngắn hạn Trđ 120.227 110.334 (9.893) (8,22)
2. Tiền và các khoản tương đương tiền Trđ 19.614 25.992 3.378 32,52
3. Nợ ngắn hạn Trđ 77.088 76.234 (854) (1,11)
4. Hàng tồn kho Trđ 63.456 56.940 (6.966) (10,98)
5. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Trđ 20.878 25.557 4.679 22,41
6. lãi vay Trđ 3.406 2.608 (798) (23,43)
Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
7. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (7) = (1) / (3) Lần 1,56 1,45 (0,11)
8. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (8) = [(1) – (4)/(3)] Lần 0,74 0,7 (0,04)
9. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (9) = (2) / (3) Lần 0,25 0,34 0,09
10. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (10) = (5) / (6) Lần 6,13 9,8 3,67
• Hệ số khả năng thanh toán hiện thời.
Đầu năm, hệ số khả năng thanh toán hiện thời là 1,56, thể hiện 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,56 đồng TSLĐ.
Cuối năm, hệ số này là 1,45, thể hiện 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,45 đồng TSLĐ.
Hệ số này giảm về cuối năm. Nguyên nhân giảm là do tốc độ giảm TSNH nhanh hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Trong TSNH, khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn giảm với tốc độ nhanh nhất vào khoảng 8,22%. Tuy có sự sụt giảm nhưng ở cả đầu năm và cuối năm hệ số này đều lớn hơn 1, điều đó cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn.
•Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Trong hệ số thanh toán nhanh, hàng tồn kho bị loại trừ ra trong TSLĐ. Hàng tồn kho là loại TSLĐ có tính thanh khoản thấp. Do vậy, hệ số thanh toán nhanh đánh giá chặt chẽ hơn khả năng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Nhận thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng ở cuối năm 2013 ( từ 0,25 lên 0,34), điều này cho thấy việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty tương đối khả quan, nguyên nhân tăng hệ số này là do tài sản ngắn hạn của công ty giảm 9.893 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 8,22% ,hàng tồn kho giảm 6.966 triệu đồng tỷ lệ giảm 10,98%. Công ty không dự trữ hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn tuy giảm nhưng ở mức biến động thấp, giảm 854 triệu đồng. Do đó chỉ tiêu này cuối năm giảm một lượng là 0,04. Mức độ giảm không nhiều và chỉ tiêu này ở cả đầu năm và cuối năm không quá thấp nên công ty chưa gặp phải quá nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời.
khả năng thanh toán của công ty còn sử dụng hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số này phản ánh công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và tương đương tiền để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty thời điểm cuối các năm đều nhỏ hơn 1 và có xu hướng tăng dần qua các năm.Hệ số thanh toán tức thời thấp cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp là thấp , khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp không tốt, doanh nghiệp có thể găp̣ khó khăn nếu buôc̣ phải thanh toán ngay các khoản nơ ̣đến haṇ . Điều này có thể dẫn đến viêc̣ các khoản nơ ̣ đến hạn sẽ trở thành nợ quá hạn và chịu lãi suất quá hạn, đẩy chi phí tài chính tăng lên. Xem xét cụ ̣thể tình hình doanh nghiệp cho thấy , phần lớn các khoản nợ của doanh nghiệp đều là các khoản nơ ̣chưa đến haṇ . Tuy nhiên, trong những năm tới , doanh nghiệp vẫn cần các biêṇ pháp khắc phuc̣ nâng dự ̣trữ tiền măṭ, giảm nợ phải trả ngắn hạn ,tăng kha năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày cũng như có thể nắm bắt được các cơ hội đầu tư bất thường.
• Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
Hệ số này phản ánh một đồng lãi vay được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, nó cho thấy mức độ rủi ro có thể gặp phải với các chủ nợ của doanh nghiệp.
Cuối năm, hệ số thanh toán lãi vay của công ty ( bằng 9,8) tăng 3.67 lần tương ứng với tỷ lệ 59,87% so với hệ số thanh toán lãi vay đầu năm ( bằng 6,13). Về cơ bản công ty có thể đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay.
Hệ số này có xu hướng tăng về cuối năm là do Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp năm 2013 tăng, đồng thời chi phí lãi vay lại giảm đo do trong năm doanh nghiệp giảm vay nợ ngắn hạn. Như vậy có thể thấy vốn vay của doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả, khả năng đảm bảo thanh toán lãi vay đúng hạn cao. Tuy nhiên, hệ số này lại quá lớn, về lâu dài, doanh nghiệp khó
có thể bù đắp lãi vay bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế được.
Nhận xét chung : Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty năm 2013 giảm so với năm 2012. Tuy phần lớn các khoản nợ phải trả của công ty đều chưa đến hạn nhưng về lâu dài gây khó khăn cho tình hình tài chính và làm giảm uy tín của công ty. Công ty cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao khả năng thanh toán, dự trữ tiền mặt, tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu đảm bảo hoạt động của công ty không bị ngưng trệ.