Phân tích tài chính qua phương trình DUPONT).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH XNK chế biến LHS Sơn Hải (Trang 73 - 75)

III. Nguồn vốn lưu động thường xuyên

5. Tài sản dài hạn khác 222 0,

2.2.7. Phân tích tài chính qua phương trình DUPONT).

Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó.

Trước hết ta xem xét mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận:

ROA = LNst = LNst x DTT

VKD bình quân DTT VKD bình quân

= Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn

ROA (2012) = 4,61% x 2,01 = 9,27 % ROA (2013) = 5,78% x 1,56 = 9,02 %

Từ đẳng thức trên ta thấy cứ bình quân đưa 100 đồng vốn kinh doanh vào sử dụng trong năm 2012 tạo ra tạo ra được 9,27 đồng LNst, năm 2013 tạo ra đươc 9,02 đồng LNst là do:

- Sử dụng bình quân 100 đồng vốn kinh doanh năm 2012 tạo ra được 201 đồng doanh thu thuần , năm 2013 tạo ra được 156 đồng doanh thu thuần.

- Trong 100 đồng doanh thu thuần thực hiện được trong năm 2012 có 4,61 đồng LNst, năm 2013 có 5,78 đồng LNst.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố hệ số lãi ròng (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần) và vòng quay toàn bộ vốn. Nhận thấy mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh có xu hướng giảm. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là vòng quay toàn bộ vốn giảm.dẫn đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh giảm. Trong thời gian tới công ty cần cố gắng hơn nữa phát huy năng lực sản xuất của mình, cải tiến các biện pháp tăng trưởng doanh thu, tăng tốc độ luân chuyển vốn đồng thời phải lập dự toán định mức chi phí hợp lý, quản lý chặt chẽ các

khoản chi phí phát sinh để đẩy tăng lợi nhuận sau thuế nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.

Tiếp theo ta xem xét mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: ROE = LNst = LNst x DTT x VKD bình quân Vốn CSH bq DTT VKD bình quân Vốn CSH bq = ROA x 1 1 - Hv ROE (2012) = 4,61% x 2,01 x 1/(1 – 0,5639) = 21,25% ROE (2013) = 5,78% x 1,56 x 1/(1 – 0,4990) = 18 %

Ta thấy bình quân 100 đồng vốn CSH bỏ vào kinh doanh năm 2012 tạo ra được 21,25 đồng LNst, năm 2013 tạo ra được 18 đồng LNst là do:

- Trong 100 đồng vốn kinh doanh bình quân năm 2012 có 56,39 đồng hình thành từ vay nợ, năm 2013 có 49,90 đồng hình thành từ vay nợ

- Sử dụng bình quân 100 đồng vốn kinh doanh năm 2012 tạo ra được 200,1 đồng doanh thu thuần, năm 2013 tạo ra được 188,7 đồng doanh thu thuần

- Trong 100 đồng doanh thu thuần thực hiện được trong năm 2012 có 4,61 đồng Lnst, năm 2013 có 5,78 đồng LNst

- Có hai hướng để tăng ROE: tăng ROA hoặc tăng tỷ số Tổng tài sản/ Vốn CSH, hoặc tăng cả hai.

- Tăng ROA tương tự như đã phân tích ở trên Tăng tỷ số Tổng tài sản/ Vốn CSH cần phấn đấu giảm vốn CSH và tăng nợ ( nếu triển vọng kinh doanh tốt và doanh nghiệp có lãi). Ta thấy chỉ số nợ càng cao thì lợi nhuận của Vốn CSH càng cao và ngược lại, nếu doanh nghiệp đang bị lỗ thì sử dụng nợ càng tăng số lỗ, tuy nhiên khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro sẽ càng tăng lên. Do đó doanh nghiệp phải hết sức thận trọng khi sử dụng nợ. Năm 2013 tỷ số nợ giảm đi nhưng việc kinh doanh của công ty có hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn thấp hơn năm trước do đó lợi nhuận trên 1 đồng Vốn CSH giảm so với năm 2012. Tuy nhiên xét về lâu dài thì đây là chính sách phù hợp với tình hình

công ty và điều kiện thị trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH XNK chế biến LHS Sơn Hải (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w