Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với môi trường làngnghề

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 28)

1.2. Những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nƣớc đối với môi trƣờng

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với môi trường làngnghề

Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với mơi trường làng nghề chính là những thước đo/tiêu chuẩn đo lường kết quả và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với môi trường làng nghề. Các tiêu chí ấy bao gồm:

20

Tiêu chí 1: Hiệu lực quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề

Thứ nhất, mức độ hiện thực hóa quyền lực của Nhà nước. Để đánh giá nội

dung này cần phải xem xét các vấn đề như: mức độ ban hành các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với mơi trường làng nghề có đầy đủ, đồng bộ, kịp thời để tạo ra các điều kiện pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh môi trường làng nghề… Tức là hệ thống văn bản có bảo đảm thống nhất từ trung ương đến địa phương hay khơng? Các tỉnh, thành phố có ban hành các văn bàn hướng dẫn triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh hay không?

Thứ hai, mức độ tuân thủ các quy định của Nhà nước, quy đinh của địa

phương về các vấn đề liên quan đến môi trường làng nghề của các tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại làng nghề. Mức độ tuân thủ các quy định pháp luật thể hiện bằng việc các chủ thể kinh doanh có thực hiện đúng các quy định về mơi trường trong q trình sản xuất tại các làng nghề.

Tiêu chí 2: Sự phù hợp

Đánh giá quản lý nhà nước đối với mơi trường làng nghề thì tính phù hợp trong hoạt động quản lý có vai trò hết sức quan trọng và được biểu hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất, sự phù hợp của hoạt động quản lý nhà nước đối với môi trường

làng nghề với các mục tiêu định hướng ban đầu trong công tác này của địa phương. Các hoạt động quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đã định hướng và đề ra ban đầu gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ hai, sự phù hợp trong phân cấp quản lý nhà nước đối với môi trường

làng nghề của các địa phương (Phân cấp giữa UBND các cấp, phân cấp giữa các ngành…).

Thứ ba, sự phù hợp giữa các nội dung quản lý nhà nước đối với môi trường

làng nghề trong các quy định của pháp luật liên quan đến môi trường.

Tiêu chí 3: Hiệu quả của quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề

Hiệu quả là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề và là chỉ tiêu phản ánh khả năng khai thác các yếu tố đầu vào của một hoạt động cụ thể nhằm tạo ra kết quả tối đa

21

với mức chi phí tối thiểu hay nói cách khác, hiệu quả là một đơn vị đo lường về sự phù hợp của các mục tiêu được chọn và mức độ chúng được triển khai thực hiện. Hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường làng nghề thể hiện kết quả về xu hướng giảm thải, giảm ô nhiễm môi trường dẫn đến xóa sổ vấn đề ơ nhiễm mơi trường tiến đến phát triển bền vững trong sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn.

Tiêu chí 4: Sự công bằng trong quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề

Trong hoạt động quản lý nhà nước đối với mơi trường làng nghề thì việc triển khai các nội dung phải đảm bảo tính cân đối về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia vào hoạt động này. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh tại các làng nghề đều chịu những chế tài chung liên quan, khơng phân biệt hình thức, loại hình kinh doanh trong vấn đề mơi trường của làng nghề.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 28)