Phương hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường làng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 86)

Chương 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh hiện nay và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối vớ

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường làng

4.1.2.1. Định hướng phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh

Một là: Phát triển và mở rộng quy mơ các làng nghề có điều kiện phát triển tốt; bảo tồn và khôi phục các làng nghề kém phát triển hoặc có nguy cơ mai một; quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung theo từng ngành nghề và từng khu vực làng nghề. Đối với các làng nghề phát triển tốt thì cần có những chính sách hỗ trợ về vốn và khoa học kỹ thuật để đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và thu hút lao

77

động nhàn rỗi trong khu vực nơng thơn. Từ đó làm cơ sở cho sự phát triển hệ thống làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Đối với các làng nghề kém phát triển hoặc có nguy cơ bị mai một thì cần chọn lọc các sản phẩm vẫn cịn khả năng tiêu thụ trên thị trường để có những chính sách ưu tiên hỗ trợ về thị trường, về vốn, về công nghệ sản xuất nhằm bảo tồn và phát huy có hiệu quả các làng nghề này.

Nghiên cứu và du nhập các nghề mới phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương trong tỉnh nhằm đa dạng hóa ngành nghề, tận dụng và phát huy tiềm năng về con người và tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại địa phương.

Hình thành các cụm công nghiệp làng nghề theo ngành hàng và theo khu vực làng nghề có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy ngành nghề phát triển, việc quy hoạch tập trung sẽ là điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất hỗ trợ nhau trong quá trình thu gom nguyên liệu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mặt khác là điều kiện để nhận sự hỗ trợ mọi mặt của các đối tác liên quan nhất là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường và đặc biệt là thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước.

Hai là: Đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật cho các làng nghề theo hướng kết hợp khoa học kỹ thuật hiện đại với công nghệ kỹ thuật truyền thống, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Hiện tại, công nghệ sản xuất của các làng nghề vẫn là công nghệ truyền thống, tỷ lệ cơ khí hố và tự động hố trong sản xuất không cao, người thợ vẫn phải sử dụng đơi bàn tay là chính. Nhiều làng nghề thiết bị sản xuất chủ yếu là tự tạo, dây truyền sản xuất lạc hậu và đã qua thanh lý của các cơ sở công nghiệp, điều này đã làm cho năng suất thấp, hiệu suất sử dụng nguyên nhiên liệu không cao, gây ô nhiễm môi trường và khơng an tồn cho người lao động. Do đó việc đầu tư về vốn và cơng nghệ cho các làng nghề là cần thiết. Để thực hiện được điều này cần phải huy động vốn từ các nguồn vốn tự có của các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề, vốn đầu tư từ ngân sách của địa phương, vốn vay của các tổ chức tín dụng, đồng thời phải khai thác triệt để các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài nhằm tranh thủ kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại để phát triển làng nghề tốt hơn.

78

Ba là: Phát triển làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái để thực hiện phát triển bền vững.

Hầu hết các chất thải phát sinh đều không được thu gom, xử lý theo đúng quy định đang làm suy thối mơi trường đất, nước, khơng khí ngay tại các khu vực làng nghề gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, làm giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các làng nghề. Vì vậy, các chính sách phát triển làng nghề phải hướng tới việc đảm bảo cho mơi trường trong sạch, giảm thiểu tình trạng phát thải vào mơi trường, đồng thời đảm bảo tính đa dạng sinh học, cảnh quan cho làng nghề.

Mục tiêu phát triển làng nghề

Trên cơ sở quan điểm và định hướng phát triển làng nghề, đến năm2010 cần thực hiện các mục tiêu phát triển sau:

- Về số lượng làng nghề, nâng tổng số 2015 từ 51 làng nghề lên 75làng nghề. Hoàn thành quy hoạch và đưa vào khai thác 15 cụm công nghiệp làng nghề.

- Về giá trị sản xuất và đóng góp cho ngân sách Nhà nước: Nâng tổnggiá trị sản xuất lên 9800 tỷ đồng vào năm 2015 phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 25%, đóng cho ngân sách đạt khoảng 245 tỷ,chiếm 7% tổng thu ngân sách của cả tỉnh.

- Về giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động:Phấn đấu bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 12.000 lao động ởnông thôn.

- Về bảo vệ môi trường: Hạn chế mức độ gia tăng ơ nhiễm, khắc phục tình trạng suy thối và cải thiện chất lượng môi trường tại các khu vực làng nghề.

4.1.2.2. Định hướng quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh

- Tăng cường nhận thức của các chủ thể liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

- Quản lý chặt chẽ công tác BVMT tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh, cơ bản kiểm sốt được tình trạng ơ nhiễm mơi trường làng nghề;

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các cơng cụ chính sách, pháp luật đặc thù cho cơng tác BVMT cho làng nghề và chính sách, pháp luật về phát triển làng nghề gắn với

79

BVMT. Triển khai thường xuyên, liên tục các công cụ QLNN đối với môi trường làng nghề, đặc biệt là công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất tại các làng nghề chưa được công nhận.

- Tiếp tục phối hợp đồng bộ, có hiệu quả hoạt động của bộ máy QLNN đối với môi trường làng nghề, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã. Đảm bảo nguồn kinh phí thường xuyên đáp ứng yêu cầu của công tác BVMT làng nghề.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)