Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với môi trường làngnghề

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 30)

1.2. Những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nƣớc đối với môi trƣờng

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với môi trường làngnghề

1.2.4.1. Các yếu tố khách quan

(1) Nhận thức và hành vi ứng xử của cá nhân liên quan, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh đối với bảo vệ môi trường

Như đã biết, mọi hành vi ứng xử của con người trong xã hội, trong đó có hành vi ứng xử với môi trường, đều do nhận thức, ý thức của con người quy định. Nhận thức đúng, ý thức tốt và đầy đủ về bảo vệ môi trường sẽ làm cho các hành động, hành vi của từng con người và của tồn xã hội đối với mơi trường xung quanh trở nên thân thiện và qua đó bảo vệ tốt mơi trường. Ở nhiều nước rất coi trọng xây dựng và giữ gìn văn hóa, đạo đức, lối sống thân thiện với môi trường như là nền tảng, cơ sở quan trọng về tinh thần cho bảo vệ mơi trường.

Bên cạnh đó, khi nhận thức của cộng đồng dân sư, của doanh nghiệp, của hộ kinh doanh tại các làng nghề được tăng lên thì các chủ thể quản lý là UBND các cấp cần triển khai các biện pháp hữu hiệu trong việc phát huy các vai trị của nhóm cộng cồng, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong cơng tác bảo vệ mơi trường, vì đây là đối tượng quán trọng trong quá trình quản lý nhà nước, đồng thời đây cũng là đối tượng thu hưởng hiệu quả của quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn. Nếu phát huy được vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp và hộ kinh doanh thì sẽ tăng cường được hiệu quả trong quản lý, khiến các đối tượng này tham gia trực tiếp

22

vào quá trình tổ chức thực hiện quản lý như tuyên truyền, đầu tư nguồn lực phát triển bền vững làng nghề… Ngược lại nếu khơng phát huy được vai trị và sự chủ động của nhóm đối tượng này thì các chủ thể quản lý sẽ khơng bảo đảm được sự ổn định và bền vững trong quản lý nhà nước đối với mối trường làng nghề.

(2) Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý mơi trường

Hệ thống văn bản chính sách bảo vệ mơi trường làng nghề hồn thiện, thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện có hiệu quả. Bởi vì, hệ thống văn bản chính sách bảo vệ mơi trường, tạo cơ sở về chủ trương, pháp lý, biện pháp cho việc thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường.

(3) Tình hình phát triển kinh tế, xã hội

Ơ nhiễm mơi trường làng nghề có đặc điểm là ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực thôn, làng, xã… gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người dân sống xung quanh cũng như bản thân các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong làng nghề. Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ơ nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát. Ngược lại, sự phát triển kinh tế - xã hội khơng gắn với quy hoạch phát triển bền vững thì rất dễ gây ra tình trạng phát triển ồ ạt các làng nghề và gây ra những vấn đề ơ nhiềm nghiệm trọng. Bên cạnh đó, nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thực hiện các chính sách liên quan đến phát triển làng nghề và vấn đề ô nhiềm môi trường tại các làng nghề.

1.2.4.2. Các yếu tố chủ quan

(1) Bộ máy tổ chức quản lý và năng lực của đội ngũ cán bộ bảo vệ môi trường

Con người luôn được coi là một nhân tố quan trọng, quyết định đối với quá trình phát triển. Trong tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường thì năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộtrong bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường có vai trị quan trọng, quyết định, từ việc tham mưu xây dựng, ban hành pháp luật, chính sách, cụ thể hóa pháp luật, chính sách, tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về bảo vệ mơi trường cho đến tổ chức triển khai, thực thi pháp luật, chính sách trong thực tế cũng như theo dõi, giám sát, đánh giá việc thi hành pháp luật, chính sách. Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ bảo vệ môi trường tốt sẽ dẫn đến kết quả bảo vệ môi trường tốt và ngược lại.

23

(2) Sự phối hợp của các bên liên quan tới bảo vệ môi trường làng nghề

Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức ngoài nhà nước, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng là một nhân tố chủ quan quan trọng trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đối với làng nghề. Thực tế triển khai thực hiện chính sách nói chung và chính sách bảo vệ mơi trường đối với làng nghề nói riêng cho thấy sự phối hợp hoạt động này càng chặt chẽ thì hiệu quả thực hiện chính sách càng cao.

(3) Cơ sở vật chất và trình độ cơng nghệ phục vụ quản lý nhà nước đối với mơi trường làng nghề

Trình độ cơng nghệ sản xuất của làng nghề ở nông thôn rất thấp, chỉ khoảng 20% các cơ sở có nhà xưởng kiên cố, 86% có sử dụng điện, 37% cơng việc được cơ khí hố cịn lại tới trên 60% làm bằng tay. Hầu hết các hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn cịn sử dụng các loại cơng cụ thủ cơng truyền thống hoặc có cải tiến một phần. Trừ một số cơ sở mới xây dựng có cơng nghệ tiên tiến, đa số cịn lại nhất là ở khu vực hộ gia đình, trình độ cơng nghệ lạc hậu, trình độ cơ khí cịn rất thấp, thiết bị phần lớn là đơn giản không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường [22].

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 30)