Bối cảnh hiện nay và yêu cầu đặt ra đối với quản lý nhà nước trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 83)

Chương 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh hiện nay và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối vớ

4.1.1. Bối cảnh hiện nay và yêu cầu đặt ra đối với quản lý nhà nước trong lĩnh vực

Tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Việt Nam đã thiết lập mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần... Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, làng nghề Việt Nam có một sức sống mới, phong phú hơn, được chú ý về cơ sở hạ tầng, công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu phát triển du lịch làng nghề, quảng bá thương hiệu sản phẩm cải tiến mẫu mã… Tại các làng nghề ra đời nhiều công ty mới, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc tế. Nhờ đó các sản phẩm nghề thủ cơng của Việt Nam có cơ hội thâm nhập các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, ASEAN…

Hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đặt Việt Nam nói chung và các làng nghề của Việt Nam nói riêng đứng trước yêu cầu cấp bách phải tiến hành tái cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mơ hình và cơng nghệ sản xuất nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển của nền sản xuất thế giới, đặc biệt là cần nhanh chóng ứng dụng các cơng nghệ mới, tự động hóa để tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm cũng như hạ giá thành sản xuất. Hội nhập cũng đặt công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề trước nhiều thách thức, trong đó, quan trọng nhất là việc sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, khung thể chế để tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển, bắt kịp sự phát triển của thế giới, cũng như bảo vệ làng nghề trước sức ép cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nước ngồi.

76

Ở trong nước, q trình đơ thị hóa nhanh chóng diễn ra trên cả nước nói chung, Bắc Ninh nói riêng cũng đang làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh, người lao động thường không mấy mặn mà với nghề truyền thống do thu nhập thấp nên họ có xu hướng dịch chuyển ra các đơ thị để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề lại giảm dần theo thời gian, lao động có trình độ cao chiếm tỷ lệ ít, gây khó khăn cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới vào các quá trình sản xuất. Hay số lượng thợ kỹ thuật chuyên đi sâu nghiên cứu, sáng tác mẫu mã khá ít, chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu mày mò, tự học mà nên.

Bên cạnh lợi ích về kinh tế, làng nghề cịn là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đặc trưng. Vì vậy, Chính phủ luôn quan tâm và có những chính sách định hướng, phát triển dành cho các làng nghề một cách tốt nhất. Theo Quyết định số 577/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/04/2013 phê duyệt đề án tổng thể phát triển làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2013 quyết định định hướng chung phát triển làng nghề đến năm 2020: Phát triển làng nghề nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH, tăng tỉ trọng nghề thủ công trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn. Trong vấn đề môi trường, pháp luật về mơi trường đang có những sửa đổi, bổ sung giúp quá trình quản lý nhà nước đối với mơi trường nói chung và mơi trường làng nghề nói riêng cũng có nhiều thay đổi.

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường làng nghề ở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)