Thực trạng làngnghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)

Chương 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến quản lý nhà

3.1.3. Thực trạng làngnghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Là địa phương có diện tích nhỏ nhất, nhưng Bắc Ninh lại là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề nhất cả nước. Với hơn 60 làng, trong đó có 31 làng nghề truyền thống, được phân bổ rộng khắp trên địa bàn tỉnh, thu hút gần 80 nghìn lao động. Những năm qua, nhờ có những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc tạo điều kiện thúc đẩy các làng nghề phát triển, cùng với sự cố gắng của các doanh nghiệp (DN) và người dân, nhìn chung các làng nghề tại Bắc Ninh đều có bước phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế -

35

xã hội của tỉnh. Trong đó có làng nghề Gỗ Đồng Kỵ (Từ Sơn), gốm Phù Lãng (Quế Võ), tranh Đông Hồ (Thuận Thành), đúc đồng Đại Bái (Gia Bình), chạm khắc gỗ Phù Khê (Từ sơn), tre trúc Xn Lai (Gia Bình)… Có thể thấy rằng làng nghề ở Bắc Ninh đóng vai trị quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, từng bước nâng cao phúc lợi cho người dân, góp phần tích cực trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tuy nhiên, hoạt động làng nghề ở Bắc Ninh vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, tồn tại như nguyên liệu cung cấp cho một số nghề, làng nghề ngày càng hạn hẹp như nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nghề sản xuất giấy..., nhiều cơ sở phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, dẫn tới giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh trên thị trường thấp. Hầu hết các hộ, doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm, việc tiếp cận thị trường còn hạn chế, nên tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Một số làng nghề đã đầu tư dây chuyền thiết bị, công nghệ vào sản xuất, nhưng chất lượng chưa cao, thiết bị còn lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, khả năng cạnh tranh thấp. Không những thế, việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng đầu tư cịn gặp nhiều khó khăn, chưa kể đến trình độ chuyên mơn kỹ thuật, trình độ tay nghề của người lao động cịn thấp, trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các làng nghề chưa chú trọng đến việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải dẫn đến tình trạng ơ nhiễm môi trường làng nghề ngày càng gia tăng [50].

Thực tế hiện nay, việc phát triển và vực dậy các làng nghề trong tỉnh là một trong những hướng đi quan trọng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ngay tại địa phương, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo quan điểm “ly nông bất ly hương” [50] [53].

Việc giữ gìn và phát triển các làng nghề ở Bắc Ninh khơng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà cịn có vai trị quan trọng trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh, gắn với phát triển du lịch. Do đó, để tiếp tục khai thác tiềm năng và phát triển làng nghề theo hướng bền vững, cần thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, quy hoạch hạ tầng cho các làng nghề [53].

36

Các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay và được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh tập trung vào thị xã Từ Sơn, huyện Thuận Thành, Gia Bình... Trong những năm qua, nhất là khi đất nước chuyển mình sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì các hoạt động làng nghề trên địa bàn đã có những bước đổi mới. Hiện nay, Bắc Ninh có 63 làng nghề, trong đó có 33 làng nghề truyền thống là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm CNNT. Nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: sản xuất sắt thép Đa Hội, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái, giấy Phong Khê, gốm Phù Lãng, tre trúc Xuân Lai…, đã tạo ra hàng trăm nghìn cơng ăn việc làm ổn định cho nhân dân trong tỉnh với mức thu nhập cao gấp 5 - 6 lần so với làm việc thuần nơng. Qua đó, số lượng người thốt nghèo và khá giả tại các làng nghề ngày càng tăng (100% số hộ đều có ti-vi, xe máy…). Ngồi ra, có thể nhận định rằng làng nghề còn là nơi cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh Bắc Ninh với kim ngạch hàng nghìn tỷ đồng/năm [53].

Bảng 3.1. Số lượng làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo đơn vị hành chính TT Thành phố, thị xã, huyện Số xã, phƣờng Số làng nghề TT Thành phố, thị xã, huyện Số xã, phƣờng Số làng nghề

1 Thành phố Bắc Ninh 19 6

2 Thị xã Từ Sơn 12 12

3 Huyện Yên Phong 14 15

4 Huyện Quế Võ 21 5

5 Huyện Tiên Du 14 3

6 Huyện Thuận Thành 18 5

7 Huyện Gia Bình 14 11

8 Huyện Lương Tài 14 6

Tổng 126 63

(Nguồn: Sở Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh)

Tuy nhiên, do phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề ở khu vực nông thôn và ven đơ tại khu vực này, dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng gia tăng tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, Bắc Ninh có 6 làng nghề được liệt kê trong danh sách ô nhiễm trầm trọng: Làng nghề tái sản xuất

37

giấy Phong Khê (TP. Bắc Ninh); làng bún Khắc Niệm (xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh); làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá (Yên Phong); làng nghề đúc đồng Đại Bái (Gia Bình); làng nghề tái chế thép Đa Hội (thị xã Từ Sơn); làng đúc đồng Quảng Bố (Lương Tài) [53].

Bảng 3.2. Trình độ lao động làm việc tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh năm 2018

Cơ sở sản xuất Hộ sản xuất

Chế biến lương thực - thực phẩm (%) Công nghiệp - xây dựng (%) Dịch vụ (%) Chế biến lương thực - thực phẩm (%) Công nghiệp - xây dựng (%) Dịch vụ (%) 1. Chất lƣợng LĐ - Chưa tốt nghiệp THCS 10 5 6 11 9 6 - Đã tốt nghiệp THCS 60 53 57 57.5 60 51 - Tốt nghiệp THPT 30 42 37 31.5 31 43 2. Chun mơn

- Khơng có chun mơn 87 89 90 89 88 86

- Trình độ trung cấp trở lên 13 11 10 11 12 14

(Nguồn: Sở Lao động, thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh)

Nhìn vào bảng có thể thấy, lực lượng lao động trực tiếp tại các làng nghề tính chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 65% tốt nghiệp THCS, 35% tốt nghiệp THPT. Về trình độ chun mơn kỹ thuật, do hầu hết các làng nghề sử dụng công cụ lao động tương đối đơn giản, hình thức truyền tay nghề lại là chủ yếu nên lao động hầu hết không được đào tạo hoặc chỉ được học tập qua những lớp đào tạo ngắn hạn, cụ thể lao động có trình độ đào tạo trung cấp chỉ chiếm khoảng trên 10% tính trên địa bàn các làng nghề trên toàn tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh có hơn 60 làng nghề, bao gồm: - Chế biến bảo quản nơng sản có 16 làng nghề;

- Sản xuất đồ gỗ 20 làng nghề; sản xuất mây tre đan 8 làng nghề; - Sản xuất thép, đúc đồng, nhôm 7 làng nghề;

- Sản xuất đồ gốm 2 làng nghề; thêu, dệt 5 làng nghề;

38

Hoạt động làng nghề góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nơng thơn và đóng góp đáng kể trong tổng sản phẩm của tỉnh. Tổng số hộ sản xuất trong các làng nghề là 12.700 hộ, với 43.000 lao động, chiếm khoảng 5,7% số lao động trong độ tuổi lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp của các xã có làng nghề đạt 5.091,7 tỷ đồng/năm, chiếm 4,05% tổng giá trị sản phẩm của Tỉnh. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 5-6 triệu đồng/người/tháng. Một số nghề cho thu nhập cao như nghề mộc ở làng nghề Khúc Toại, Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, đạt 9-10 triệu đồng/người/tháng.

Trong thời kỳ đổi mới, nhu cầu, thị hiếu cũng như thói quen tiêu dùng ngày càng thay đổi, yêu cầu đối với các sản phẩm, đặc biệt sản phẩm tiểu thủ công nghiệp lại càng khắt khe hơn. Nắm bắt được điều này, Bắc Ninh không chỉ đơn thuần gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống mà cịn chú trọng đẩy mạnh việc thích ứng của các làng nghề với những tiêu chuẩn mới. Nhờ vậy, nhiều làng nghề của Bắc Ninh đã phục hồi, phát triển và ghi tên tuổi trên thị trường. Điển hình như là làng nghề Đồng Kỵ, với sự nhanh nhạy của những nghệ nhân, sản phẩm của làng nghề đã trở nên “hút khách” hơn nhờ bắt đúng thị hiếu người dùng, như: hoa văn mới mẻ, kiểu dáng độc đáo, hiện đại... Chính vì vậy, nhiều người không chỉ “đủ sống” mà còn trở thành những “ơng chủ, bà chủ”, làm giàu được bằng chính nghề của cha ơng truyền lại. Làng nghề tranh Đông Hồ cũng là một điển hình cho những làng nghề linh hoạt chuyển mình ở Bắc Ninh. Trước đây, tranh Đông Hồ chủ yếu phục vụ người dân trong dịp Tết cổ truyền để treo trong nhà. Tuy nhiên, thói quen này dần mai một khiến lượng tranh Đông Hồ tiêu thụ khơng cịn mạnh. Trong tình hình đó, Bắc Ninh quy hoạch làng nghề thành một điểm du lịch, kiểu dáng cũng được tân trang cho phù hợp với tình hình thị trường, tranh được in thành nhiều kiểu khác nhau và được đóng khung...

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)