Thực trạng các chủ trương, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với mơ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 75)

Chương 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2.Thực trạng các chủ trương, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với mơ

3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với môi trƣờng làngnghề trên địa bàn

3.2.2.Thực trạng các chủ trương, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với mơ

* Các văn bản quản lý Nhà nước (Trung ương) đối với môi trường làng nghề

Ơ nhiễm mơi trường tại các làng nghề ngày càng tăng, nhiều nơi vượt tầm kiểm sốt của các cấp chính quyền trong đó có tỉnh Bắc Ninh. Nhận thức được vấn đề đó, BVMT làng nghề đã được đề cập tại nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết 41-NQ/TƯ năm 2004 của Bộ chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020.

Ở góc độ văn bảm quy phạm pháp luật: hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường rất được chú ý hồn thiện và đã góp phần quan trọng vào công tác BVMT của cả nước.

53

Luật bảo vệ môi trường (Năm 2014): Được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2005. Luật gồm 20 chương, 170 điều. Nghị quyết 35 của Chính phủ về các vấn đề cấp bách trong cơng tác bảo vệ môi trường, một số định hướng cơ bản cho giai đoạn 2016 - 2020;

Nghị định số 179/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2013; Nghị định số 142/2013/NĐ-CP, ngày 24/10/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/ 2013; Nghị định số 157/2013/NĐ-CP, ngày 11/11/2013 của Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, ngày 19/07/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Thông tư số 11/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31/3/2015 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày ngày 14/10/2016 về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại; Thông tư 41/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 9/9/2015 về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

* Ban hành Các văn bản quản lý Nhà nước đối với môi trường làng nghề

54

Tuy nhiên, hiệu lực thi hành của luật pháp và chính sách BVMT đối với làng nghề còn thấp. Ngay cả cán bộ quản lý môi trường cấp huyện, cấp xã cịn khơng nắm đầy đủ, chính xác các quy định về BVMT bởi vậy các văn bản pháp lý về BVMT chưa đi vào cuộc sống của ngươi dân là đương nhiên.

- Thiếu lồng ghép các quy định cụ thể về BVMT làng nghề trong chính sách phát triển kinh tế xã hội: Sự thiếu hụt các chính sách quản lý vĩ mơ chun biệt về BVMT làng nghề đã gây ra sự thiếu hụt các quy định cụ thể về BVMT làng nghề trong các chính sách quản lý vĩ mơ hiện hành đối với ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Ngay trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 14 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đã có nhiều chỉ tiêu kinh tế, chính trị và xã hội được đề ra thế nhưng các định hướng, mục tiêu về môi trường làng nghề lại không đề cập tới.

Trước thực trạng trên, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và ban hành Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND18 ngày 08/12/2016 về quan điểm và nguyên tắc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn và ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Bắc Ninh ban hành; Quyết định số 70/2011/QĐ-UBND ngày 1/6/2011 về việc phê duyệt Chương trình triển khai Đề án BVMT lưu vực sông Cầu giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 249/2014/QĐ- UBND ngày 13/6/2014 về việc ban hành quy chế BVMT làng nghề, khu dân cư, cụm công nghiệp; Quyết định 44/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh về Quy chế Bảo vệ môi trường làng nghề, khu dân cư, cụm công nghiệp và khu kinh doanh dịch vụ làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 10/4/2014 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án tổng thể BVMT làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 471/QĐ-UBND ngày 23/5/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định 47/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 về quan điểm và nguyên tắc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn và ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020;

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức xây dựng và triển khai một số đề án nhằm đánh giá hiện trạng, xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với một số làng nghề như: Đề án Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các

55

giải pháp BVMT sông Cầu; Điều tra, đánh giá hiện trạng thực hiện quy hoạch, sản xuất và BVMT tại các cụm cơng nghiệp; Chính sách hỗ trợ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nơng thơn.

Ngồi ra, phối hợp với Viện Khoa học thủy lợi triển khai các mơ hình, dự án: Xử lý nước thải làng nghề sản xuất rượu Đại Lâm bằng công nghệ yếm khí; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy thôn Đào Xá, xã Phong Khê, TP. Bắc Ninh bằng công nghệ tuyển nổi do tổ chức phi chính phủ Cộng hịa Séc - Canađa tài trợ; Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải đối với 6 hợp tác xã luyện kim loại màu do Chính phủ Nhật Bản tài trợ; Dự án Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung làng nghề giấy Phong Khê (được phê duyệt tại Quyết định số 726/QĐ-UBND ngày 7/6/2012 của UBND tỉnh) với công suất 10.000 m3/ngày, đêm, tổng mức đầu tư hơn 390 tỷ đồng (đến nay, Dự án đã hồn thành cơ bản phần thơ các hạng mục xây lắp)…

3.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

3.2.3.1. Thực trạng quy hoạch phát triển làng nghề

Nhằm tạo điều kiện về diện tích mặt bằng cho các cơ sở sản xuất, tách các khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơitrường trong các làng nghề, trong những năm qua UBND tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề như cum công nghiệp làng nghề Yên Phong diện tích 45ha cụm làng nghề rượu Đại Lâm diện tích 10.5 ha cụm cơng nghiêp làng nghề cơ khí Đa Hội diện tich 30.5 ha .Việc ra đời các cụm công nghiệp cụm công nghiệp làng nghề đã đáp ứng kịp thời nguyện vọng của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề về mặt bằng, về địa điểm sản xuất, về mơi trường sống. Đã có rất nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất đăng ký thuê đất và xây dựng nhà xưởng tại các cụm công nghiệp làng nghề.

Bảng 3.7. Tình hình quy hoạch cụm cơng nghiệp làng nghề qua các năm

TT Năm 2016 2017 2018

1 Số cụm công nghiệp làng

nghề quy hoạch 11 8 6

56

Chính sách di dời các cơ sở sản xuất ra các khu quy hoạch bước đầu đã đạt được kết quả khả quan, một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã chuyển ra các khu quy hoạch, môi trường làng nghề được cải thiện một phần. Theo báo cáo hiện trạng môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho thấy tình trạng ơ nhiễm môi trường ở các làng nghề sau khi hình thành các cụm cơng nghiệp đã có giảm đi nhưng không đáng kể.

Nguyên nhân là do số cơ sở sản xuất được chuyển đến các cụm quá ít, các cơ sở sản xuất không đủ điều kiện về vốn để thuê và xây dựng xưởng sản xuất trong khu quy hoạch. Ngoài ra do thiếu sự quản lý chặt chẽ của các cấp có thẩm quyền trong việc cấp phép đầu tư xây dựng đã dẫn đến tình trạng có nhiều doanh nghiệp lớn, với lợi thế về vốn đã thuê được nhiều đất nhằm mục đích đầu cơ sau cho thuê lại, hoặc là xây nhà ở, hoặc làm cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Đây là dấu hiệu bất bình đẳng trong cơng tác cấp phép đầu tư và hồn tồn saimục đích của cơng tác quy hoạch các cụm cơng nghiệp làng nghề.

Việc gìn giữ và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống ở vùng nông thôn được Bắc Ninh xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người lao động vùng nơng thơn và giữ gìn bản sắc văn hóa… Bắc Ninh cũng xác định rằng, bản thân các làng nghề truyền thống vốn được hình thành dựa trên tổng hòa các yếu tố KT-XH, công nghệ lâu đời và nhiều nét văn hóa đặc trưng mang tính vùng miền. Thực tế, q trình phát triển làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc của từng địa phương. Đồng thời, góp phần tăng thu ngân sách địa phương và huy động thêm nhiều nguồn lực từ các doanh nghiệp CN-TTCN, làng nghề đóng góp cho xây dựng NTM.

Một trong những chính sách cơ bản của Bắc Ninh là: Coi khuyến khích hỗ trợ xây dựng và phát triển làng nghề, ngành nghề là khâu đột phá trên diện rộng nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn. Trong đó, có việc khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, quy hoạch lại các cơ sở sản xuất nằm lẫn trong khu vực dân cư và có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp vào cụm công nghiệp.

57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thúc đẩy làng nghề phát triển là điều cần thiết, là động lực quan trọng góp phần xây dựng nơng thơn mới, thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp trên cả nước nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Những năm 2015 trở về trước, việc quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp chỉ mang tính chất tự phát, mạnh ai người nấy làm và phục vụ chủ yếu cho lợi ích ngắn hạn của doanh nghiệp. Thương hiệu “Đồ đồng Đại Bái” được sử dụng một cách tràn lan, gắn với tên của nhiều doanh nghiệp và không có sự kiểm sốt chất lượng sản phẩm đầu ra. Đặc biệt, một số cá nhân và tập thể khơng có cơ sở sản xuất, trụ sở ở xã Đại Bái nhưng vẫn sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm làm từ đồng dưới tên Đại Bái. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dân xã Đại Bái, năm 2014, UBND xã và UBND huyện Gia Bình đã đề nghị các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng và bảo hộ thương hiệu “đồng Đại Bái”; tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Đồng Đại Bái” dùng cho các sản phẩm làm từ đồng của xã Đại Bái - huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh”. Theo đó, đề án xây dựng nhãn hiệu tập thể phải có đủ các nội dung như: xây dựng và tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất; thiết kế nhãn hiệu; xây dựng hệ thống nhận diện để quảng bá; xây dựng các quy chế phục vụ việc cấp và sử dụng nhãn hiệu tập thể; tập huấn nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ và áp dụng các quy định của nhà nước trong quá trình sản xuất, kinh doanh, quảng bá sản phẩm. Đến ngày 21/4/2015, tại Quyết định số 23024, quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể Đồng Đại Bái đã được Cục sở hữu trí tuệ thơng qua, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với sản phẩm của làng nghề, đồng thời góp phần đấu tranh với các sản phẩm làm giả, làm nhái, tạo lập thương hiệu và uy tín của làng nghề. Sau khi có nhãn hiệu tập thể, giá trị kinh tế hàng truyền thống đúc đồng đã tăng 20 - 30% so với trước, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Đến nay, doanh thu từ nghề đúc đồng truyền thống đã đạt gần 200 tỷ đồng/ năm.

Cũng như nghề đúc đồng Đại Bái, làng nghề tre trúc Xuân Lai ra đời cách đây hàng trăm năm chuyên sản xuất các sản phẩm làm từ tre, trúc hun khói độc nhất vơ nhị. Các sản phẩm này, nhất là sản phẩm gia dụng từ lâu đã được nhiều người dân trong và ngồi tỉnh biết đến, ưa thích mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tồn

58

thơn có khoảng 250 hộ làm nghề tre trúc, trong đó 45 hộ chuyên sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ chất lượng cao, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động. Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, từng bước thay thế cách làm thủ công, mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác tại các thị trường như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, EU...

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh tại Quyết định số 507/2016/QĐ-UBND ngày 05/5/2016, giao cho Sở Khoa học và Cơng nghệ chủ trì phối kết hợp với UBND huyện, các sở ban ngành và địa phương xây dựng đề án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Mây tre đan Xuân Lai, huyện Gia Bình. Sau 1 năm thực hiện, nhãn hiệu tập thể tre trúc Xuân Lai đã được Bộ KH CN cấp văn bằng bảo hộ độc quyền Số 288947 cho nhãn hiệu tập thể “Tre trúc Xuân Lai”, kèm theo Quyết định số 69243/QĐ-SHTT ngày 04/10/2017.

Để phát huy được giá trị của nhãn hiệu tập thể, giúp các làng nghề phát triển bền vững, các cơ quan quản lý tỉnh Bắc Ninh đã và đang triển khai nhiều giải pháp như: tập trung chỉ đạo các địa phương, làng nghề tăng cường phát triển các mối liên kết, sản xuất hàng hóa theo chuỗi sản phẩm. Khuyến khích các làng nghề, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chủ động tìm mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là đầu tư quảng bá thương hiệu sản phẩm để gia tăng giá trị cho sản phẩm làng nghề. Việc xây dựng, thực hiện và quản lý nhãn hiệu tập thể không chỉ nhằm bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn của sản phẩm làng nghề đối với người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ mà khi thương hiệu của sản phẩm làng nghề có vị thế trên thị trường sẽ tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, cũng như góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cùng với việc thay đổi để thích ứng nhu cầu mới, làng nghề ở Bắc Ninh còn đứng trước yêu cầu phát triển làng nghề gắn với đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới đảm bảo sự phát triển bền vững. Trong đó, bảo vệ mơi trường là yếu tố then chốt và quan trọng cần được chú trọng.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các làng nghề Bắc Ninh chưa nhận thức hết tầm quan quan trọng việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải

59

dẫn đến tình trạng ơ nhiễm môi trường làng nghề ngày càng gia tăng. Kết quả phân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 75)