Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH Đánh giá các yếu tố tác động đến sự gắn kết nhân viên tại Công ty Cổ phần VINAFREIGHT (Trang 70 - 72)

Chương 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

4.4 Các giải pháp đề xuất

4.4.2.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Trong nền kinh tế dịch vụ, yếu tố con người là quan trọng nhất, những người tài năng chính là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, là lực lượng nịng cốt góp phần phát triển doanh nghiệp. Đó là lý do sự tăng trưởng và phát triển cá nhân nhân viên, phát triển nguồn nhân lực được coi là một khái niệm cơ bản trong gắn kết nhân viên. Ở Vinafreight hiện nay các chương trình hành động nhằm phát triển nhân lực luôn được đưa vào kế hoạch hàng năm nhưng việc thực hiện chưa thật sự mạnh, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp vẫn cịn nhiều hạn chế. Vì vậy việc tạo ra nhiều cơ hội mở cho những nhân viên tài năng, ln xuất sắc hồn thành mục tiêu của tổ chức là vấn đề cần phải được quan tâm hơn nữa bởi vì với những nhân viên tài năng thì ngồi những khoản thưởng họ cịn mong đợi có được những vị trí cao hơn trong tổ chức để phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy, nếu khơng tạo cơ hội cho họ thì đến một lúc nào đó họ sẽ tự tạo cơ hội cho mình ở những môi trường khác. Theo tác giả giải pháp đặt ra là

- Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng các tiêu chuẩn thăng tiến cụ thể và cần phải được công bố rõ ràng, minh bạch để nhân viên phấn đấu. Tiêu chuẩn này nên cụ thể hóa ở từng bộ phận, từng phòng ban.

- Hỗ trợ quan tâm những nhân viên thật sự có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt để đề bạt lên vị trí cao hơn trên cơ sở được sự tán thành của những nhân viên còn lại. Người lãnh đạo phịng/ ban sẽ là người thật sự cơng tâm và sáng suốt trong việc chọn lựa nhân sự để đề bạt lên các vị trí cao hơn trong cơng ty

- Ngoài ra ban lãnh đạo cần theo sát đội ngũ nhân viên của mình để biết được khả năng đáp ứng công việc của từng người để từ đó có những định hướng

- Đào tạo nội bộ bằng cách luân chuyển nhân viên kinh doanh giữa các phòng ban để họ được học hỏi nhiều hơn và tự tin hơn trong xử lý công việc cũng như là phát triển nghề nghiệp của mình hơn nữa.

Để chương trình phát triển nghề nghiệp cho người lao động được hiệu quả thì vấn đề liên quan đến đào tạo và phát triển kỹ năng chuyên môn cũng cần phải được xem xét. Mặc dù kết quả khảo sát cho thấy công ty luôn thông báo kế hoạch đào tạo rõ ràng cho tồn thể cán bộ cơng nhân viên và nhân viên luôn được huấn luyện những kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc. Tuy nhiên, đây chỉ là những khóa học nghiệp vụ để phục vụ cơng việc hiện tại. Với những khóa học, những chương trình đào tạo phát triển nghề nghiệp thật sự thì ở Vinafreight chưa mạnh. Do vậy, theo quan điểm của tác giả cũng cần rà sốt lại các chương trình đào tạo cho nhân viên vì hiện nay các chương trình đào tạo nhằm phát triển nghề nghiệp trong tương lai cho nhân viên chưa có kế hoạch triển khai cụ thể, do vậy hiệu quả mang lại chưa cao. Thông thường hàng năm ln có chương trình đăng ký cho nhân viên tham gia thi các chứng chỉ quốc tế để hỗ trợ và phát triển công việc, tuy nhiên lại không quan tâm đến kết quả học tập của nhân viên, nếu thi khơng đạt thì sẽ đăng ký cho thi lại mà khơng địi hỏi sự cam kết từ nhân viên. Qua đó cho thấy quỹ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Vinafreight đang đầu tư chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy, tác giả đề xuất giải pháp như sau

- Công ty nên đánh giá lại ngân sách dành cho đào tạo và phát triển nhân viên hàng năm. Trường hợp ngân sách không đủ để trợ cấp một chương trình nghiệp vụ mang tính quốc tế và thời gian học khá dài như các khóa học về chuỗi cung ứng hay những chứng chỉ kế tốn quốc tế (CPA, ACCA) thì cơng ty nên đưa ra các giải pháp thay thế ở những khóa đào tạo nghiệp vụ thực tiễn ngắn hạn để nhiều nhân sự có thể tham gia.

- Để các khóa đào tạo mang lại hiệu quả cao thì cơng ty nên sàn lọc lại và lấy ý kiến người lao động để xác định được nhu cầu học hỏi của người lao động và lấy ý kiến số đông.

- Vinafreight thường tham gia hiệp hội các đại lý giao nhận hàng hóa ở nước ngồi để gặp gỡ trao đổi hàng hóa cho nhau. Hiện nay, những chương trình này chỉ có lãnh đạo phịng ban tham gia. Theo đề xuất của tác giả thì nên sắp xếp mỗi lần đăng ký thêm một nhân viên người trực tiếp làm việc với đại lý để họ có thể hiểu rõ hơn về đối tác cũng như là học hỏi được nhiều hơn từ môi trường bên ngoài. Hơn nữa, việc được tham gia các chuyến cơng tác nước ngồi sẽ giúp nhân viên cảm thấy mình đang được trọng dụng nhiều hơn, họ cảm thấy hạnh phúc hơn và sẵn sàng tiến xa hơn với tổ chức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH Đánh giá các yếu tố tác động đến sự gắn kết nhân viên tại Công ty Cổ phần VINAFREIGHT (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)