Xây dựng khung pháp lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 77 - 78)

II. Giải pháp ứng dụng và phát triển hợp đồng ngoại hối phái sinh trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam

1.1 Xây dựng khung pháp lý

Theo kết quả điều tra về sử dụng công cụ tài chính phái sinh của Hiệp hội hoán đổi và phái sinh quốc tế (ISDA) thì 92% các công ty lớn nhất trên thế giới đều sử dụng sản phẩm tài chính phái sinh để tăng cường hiệu quả quản lý và phòng ngừa rủi ro. Trong đó, phòng ngừa rủi ro lãi suất là nhiều nhất, tiếp theo là rủi ro tỷ giá, giá cả hàng hóa và cuối cùng là chỉ số chứng khoán.

Tại thị trường Việt Nam, qua sự biến động tỷ giá thời gian qua đã được phân tích ở Chƣơng II, mục II thì nhu cầu sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam đã trở nên cấp thiết. Vì vậy, cần thiết phải có một hành lang pháp lý chung cho hoạt động này tại Việt Nam.

Cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM, tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngân hàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra.

(1) Yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá đăng ký và lập báo cáo tài chính theo chuẩn để tăng tính minh bạch cho thị trường: khách

71

hàng khi quyết định tham gia bảo hiểm cần phải có những thông tin đáng tin cậy về nhà cung cấp.

(2) Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế: yêu cầu này nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống ngân hàng thương mại trong nước không được gánh chịu những rủi ro từ người mua các hợp đồng phái sinh tiền tệ. Các ngân hàng chỉ là trung gian, đứng ra thu phí từ người mua trong nước và sau đó đem bán lại trên thị trường thế giới. Quy định này được áp dụng trong hầu hết các nước phát triển. Tuy nhiên, để có đủ điều kiện tham gia ký các hợp đồng tái bảo hiểm, Việt Nam cần khẩn trương tham gia các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực này.

(3) Hoàn thiện những quy định thuế, tài chính kế toán liên quan. Ví dụ: Sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh là một nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp XNK. Trên cơ sở đó, cần xác định các chi phí cho việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá là khoản chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trong dài hạn, trên cơ sở kinh nghiệm và thực tiễn, cần có văn bản pháp lý có giá trị cao hơn nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn thiện cho tất cả mọi thành viên tham gia thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)