Quản trị rủi ro tổng hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 93 - 95)

III. Một số kiến nghị nhằm ứng dụng và phát triển hợp đồng ngoại hối phái sinh trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam

29 Website hãng Reuters (http://www.reuters.com/)

2.4 Quản trị rủi ro tổng hợp

Quản trị rủi ro có tầm quan trọng lớn trong việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh nói chung của các ngân hàng, cũng như có ý nghĩa lớn trong việc phát triển bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Bởi các doanh nghiệp XNK sẽ không thể tin tưởng vào dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của một ngân hàng khi mà ngân hàng đó không tự bảo hiểm được cho chính mình.

Các ngân hàng cần thành lập khối công tác quản trị rủi ro và định giá tài sản độc lập hoàn toàn với mảng kinh doanh cả về tầng vi mô và vĩ mô để có cái nhìn khách quan, đảm bảo an toàn kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng.

Việc thường xuyên cập nhật mô hình quản trị rủi ro tiên tiến cho công tác quản trị rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản; nghiên cứu áp dụng kỹ thuật như xây dựng các giả định khủng hoảng và biện pháp ứng phó (Stress Testing ), chuẩn quản lý rủi ro ngân hàng điện tử (COBIT)… giúp các ngân hàng nhanh nhạy trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh mà vẫn kiểm soát tốt rủi ro phát sinh.

Riêng về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng cần đảm bảo một số nguyên tắc sau để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Đầu tiên, các ngân hàng cần áp ụng ngay hệ thống hạn mức rủi ro cho kinh doanh ngoại hối theo mô hình Hạn mức giá trị chịu rủi ro (VAR). Theo

87

quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 7/12/2002, NHNN quy định hạn mức trạng thái ngoại hối (số lượng ngoại tệ mua – số lượng ngoại tệ bán) tối đa của một ngân hàng là 30% vốn tự có. Tuy nhiên, hạn mức trạng thái ngoại hối không phải là công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu, vì hai lý do: (i) Trạng thái ngoại hối chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tỷ giá của NHTM, yếu tố thứ hai là biến động tỷ giá chưa được xem xét đến; (ii) Việc tính trạng thái ngoại hối của các NHTM nhiều khi thiếu chính xác, ví dụ như những giao dịch chưa đến ngày thanh toán như giao dịch kỳ hạn có thể chưa được phản ánh kịp thời vào trạng thái ngoại hối của NHTM. Do đó, ngân hàng không xác định được chính xác rủi ro tỷ giá mà mình đang gánh chịu. Chính vì thế, hiện nay, các NHTM quản lý rủi ro tỷ giá bằng hạn mức giá trị chịu rủi ro – là mức tổn thất dự kiến tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được:

Giá trị chịu rủi ro = Trạng thái ngoại hối x Độ biến động dự tính của tỷ giá x Tỷ giá đóng cửa31.

Thứ hai, trạng thái cân xứng về trạng thái ngoại hối giữa tài sản Có và tài sản Nợ phải được duy trì. Đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ, ngân hàng nên sử dụng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tương ứng. Ngược lại, khi số dư tiền gửi ngoại tệ tăng lên, ngân hàng cần chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ hoặc mua giấy tờ có giá phát hành bằng ngoại tệ tương ứng. Khi khách hàng rút khoản tiền gửi bằng ngoại tệ, ngân hàng cần hạn chế cho vay, tích cực thu hồi các khoản vay ngoại tệ đến hạn và quá hạn.

Thứ ba, ngân hàng cần cân đối một cách tương đối các giao dịch ngoại tệ sao cho tổng giá trị các hợp đồng mua vào bằng tổng giá trị các hợp đồng bán ra

31

Phạm Bảo Khánh (2006), Hạn mức giá trị chịu rủi ro (Value at risk) trong quản lý rủi ro tỷ giá của các NHTM, Tạp chí Ngân hàng 2/2006.

88

với từng loại ngoại tệ. Mặt khác, ngân hàng cũng nên nên duy trì trạng thái mở của một đồng tiền ở mức NHNN cho phép (30% vốn tự có – theo QĐ1081/2002/QĐ-NHNN).

Cuối cùng, việc xây dựng tỷ giá các loại ngoại tệ so với USD một cách linh hoạt đảm bảo cho ngân hàng tính cạnh tranh lành mạnh, có lợi nhuận, tăng trưởng nguồn vốn và có ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của khách hàng.

Tóm lại, hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tỷ giá nói riêng của ngân hàng cần được củng cố, nâng cấp đồng bộ cho phù hợp với chuẩn mực quản trị rủi ro tiên tiến trên thế giới. Đây là cơ sở an toàn, bền vững để phát triển bảo hiểm rủi ro hiệu quả, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK.

3. Đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam

Rủi ro tỷ giá là câu chuyện bình thường trong nền kinh tế thị trường. Để đối phó với rủi ro này, các doanh nghiệp XNK Việt Nam chính là người cần phải nâng cao nhận thức và học cách tự phòng vệ bằng cách tiến hành các công việc như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 93 - 95)