Vai trò của các doanh nghiệp XNK trong nền kinh tế và tình hình XNK của Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 42)

của Việt Nam trong thời gian qua

1. Vai trò của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp XNK là các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Đó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài, nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.

Các doanh nghiệp XNK đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thông qua các hoạt động của mình, cụ thể là hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu:

Nhập khẩu

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của TMQT, nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống. Nhập khẩu để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà sản xuất trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi, làm được như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học kĩ thuật. Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.

36

Xuất khẩu

Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu, là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn và là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân: sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu.

2. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua

2.1 Những thành tựu đạt được

Trước đây ngoại thương Việt Nam do Nhà nước độc quyền quản lý và điều hành và chủ yếu được thực hiện việc trao đổi hàng hoá theo nghị định thư giữa các Chính phủ. Do đó mà hoạt động thương mại trở nên kém phát triển. Từ khi đổi mới cơ chế thị trường, nền kinh tế của nước ta đã có sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện đặc biệt là trong lĩnh vực XNK.

Nếu như trước đây, Việt Nam chủ yếu buôn bán với Liên Xô và Đông Âu thì hiện nay hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đã có mặt trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc chuyển hướng kịp thời đã tạo điều kiện để mở rộng qui mô XNK, lựa chọn bạn hàng phù hợp và giúp cho nền kinh tế tăng trưởng một cách liên tục.

 Các nước Châu Á: Là thị trường buôn bán chủ yếu của Việt Nam;

trong đó, Nhật Bản, ASEAN và Trung Quốc là những bạn hàng lớn. Thị trường Châu Á là thị trường tương đối ổn định và đầy triển vọng.

37

 Thị trường EU: Phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, được xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ truyền thống và những thiết chế luật pháp được hai bên cam kết và tuân thủ. EU là thị trường tiêu thụ hàng hoá công nghiệp nặng và hàng tiêu dùng lớn nhất của Việt Nam.

 Liên Bang Nga : Là thị trường truyền thống và nhiều tiềm năng, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp của Việt Nam

Ngoài ra, mối quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước khác như thị trường châu Mỹ cũng có nhiều triển vọng.

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanhXNK. Nhờ đó, một số sản phẩm hành hóa và dịch vụ, như gạo, dệt may… không những đứng vững ở thị trường trong nước mà còn có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, Nhà nước còn tích cực cải cách hành chính để hạn chế các thủ tục phiền hà liên quan đến hoạt độngXNK; tiến tới giảm hoặc bỏ quản lý theo hạn ngạch; khuyến khích đầu tư sản xuất xuất khẩu, khuyến khích các công ty đổi mới công nghệ; ban hành nhiều văn bản pháp luật hoặc sửa đổi nhiều luật liên quan đến XNK theo hướng tiến bộ.

Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng, hướng tới mục tiêu phục vụ cho sự phát triển nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực, thế giới…Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng máy móc, thiết bị nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, giảm dần tỷ trọng hàng tiêu dùng. Kết quả là chúng ta đã thu được những thành tựu vượt bậc trong hoạt động XNK,

38

tổng kim ngạch XNK gần như tăng qua từng năm. (Đơn vị: triệu USD)

Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 1993 - 2009

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010) Năm Tổng KNXNK KNXK KNNK XK-NK 1993 6.876,0 2.952,0 3.924,0 -972,0 1994 9.880,1 4.054,0 5.825,8 -1.771,8 1995 13.604,3 5.448,9 8.155,4 -2.706,5 1996 18.399,5 7.255,9 11.143,6 -3.887,7 1997 20.777,3 9.185,0 11.592.3 -4.336,4 1998 20.859,9 9.360,3 11.499,6 -2.139,3 1999 23.283,5 11.541,4 11.742,1 -200,7 2000 30.119,2 14.482,7 15.636,5 -1.153,8 2001 31.189,0 15.027,0 16.162,0 -1.135,0 2002 34.300,0 16.100,0 18.200,0 -2.100,0 2003 45.405,1 20.149,3 25.255,8 -5.106,5 2004 58.453,8 26.485,0 31.968,8 -5.483,8 2005 69.208,2 32.447,1 36.761,1 -4.314,0 2006 84.717,3 39.826,2 44.891,1 -5.064,9 2007 111.243,6 48.561,4 62.682,2 -14.120,8 2008 146.149,0 63.862,0 82.287,0 -18.425,0 2009 130.914,4 56.588,2 74.326,2 -17.738,0

39

Có thể nói, hoạt động XNK của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác quốc tế và đầu tư vào Việt Nam, từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

2.2 Một số mặt còn tồn tại

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể, song, ngoại thương Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế được thể hiện qua một số mặt sau.

Về xuất khẩu: Tốc độ tăng trưởng còn thấp và không đều qua các năm, dễ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng khu vực và thế giới.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn lạc hậu, chất lượng thấp, mặt hàng manh mún, sức cạnh tranh còn yếu. Xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô chưa qua chế biến, sản phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản vẫn là các mặt hàng chủ yếu.

Về nhập khẩu: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu liên tục tăng , nước ta vẫn là nước nhập siêu cao; hơn nữa, nhập khẩu lãng phí, kém hiệu quả,việc buôn lậu trở nên nghiêm trọng, gây tổn thất lớn.

Về bạn hàng: Thị trường bấp bênh, chủ yếu qua trung gian, vẫn thu hẹp ở thị trường các nước trong khu vực, chưa phát triển nhiều ra các nước trên thế giới; thiếu hụt các hợp đồng lớn và dài hạn. Mặc dù thị trường có được mở rộng nhưng lượng xuất khẩu vẫn còn hạn chế, gây bất lợi cho hàng hoá của nước ta.

Cơ chế quản lý XNK: Chưa chặt chẽ để kiểm soát và ngăn chặn buôn lậu, chưa khuyến khích xuất khẩu, thủ tục còn nhiều rườm rà, bất cập, thông tin về thị trường còn thiếu, chưa kịp thời và thiếu chính xác.

40

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)