Rủi ro tỷ giá trong nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 57 - 60)

II. Thực trạng rủi ro tỷ giá đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam

50 Rủi ro tỷ giá trong nhập khẩu

Rủi ro tỷ giá trong nhập khẩu

Trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thương mại, nhập khẩu hàng hóa là để bán cho các dự án, công trình theo các gói thầu đã được duyệt trong nước. Đặc thù giá cả hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua hàng thường được tính theo USD hay EUR còn hợp đồng bán hàng trong nước lại phải tính giá theo VND nên các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với rủi ro tỷ giá.

Ví dụ 1:

Công ty Giày da thời trang T&T (sản xuất và xuất khẩu giày dép sang Hà Lan, NHật, Úc, Singapore, Canada, Pháp…) phải chi thêm hàng trăm triệu đồng để trả tiền mua thiết bị do đồng EUR tăng giá. Tháng 1/2003, khi ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị từ châu Âu, 1 EUR chưa đến 16.000VND; nhưng đến tháng 3/2003, công ty phải mua EUR theo tỷ giá EUR/VND là 17.000 để thanh toán. Hợp đồng trị giá 700.000 EUR, tính ra số tiền phải trả phát sinh thêm khoảng 700 triệu đồng. Vào thời điểm đó, T&T có kế hoạch nhập thêm một lô thiết bị trị giá 380.000 EUR. Hầu hết các điều khoản trong hợp đồng đã thống nhất với đối tác; tuy nhiên, với xu hướng tỷ giá bất lợi như vậy, buộc T&T phải xem xét lại.

Rủi ro tỷ giá trong xuất khẩu

Với doanh nghiệp xuất khẩu, nguồn thu từ hoạt động bán hàng thường là ngoại tệ trong khi chi phí sản xuất hay thu gom hàng hóa là VND. Điều đó cũng dẫn đến rủi ro tỷ giá, gây tổn thất cho doanh nghiệp.

Ví dụ 2:

Thời điểm tháng 5-6/2008, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) thiệt hại 50 tỷ đồng do rủi ro tỷ giá. Nguyên nhân là do chênh lệch giữa giá USD lúc mua

51

USD để nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất và lúc bán nguồn thu xuất khẩu cho NHTM để trả nợ. Tức là, Vinatex phải nhập nguyên vật liệu lúc giá USD lên cao (do hợp đồng đã ký từ trước) và bán cho ngân hàng với giá thấp hơn.

Rủi ro tỷ giá trong vay nợ, đầu tư bằng ngoại tệ

Hầu hết những khoản đầu tư lớn đều phải vay ngoại tệ và thường xuyên đối mặt với rủi ro. Bất kỳ một dự án sản xuất kinh doanh nào vay vốn hay đầu tư bằng ngoại tệ nhưng dòng tiền thu được bằng một đồng tiền khác, lập tức xuất hiện rủi ro tỷ giá sau khi quy đổi.

Ví dụ 3:

Công ty Thép Miền Nam (SSC), năm 2003, khi đầu tư vào Nhà máy Thép Phú Mỹ, đã vay bằng đồng EUR để nhập khẩu thiết bị trả chậm của của châu Âu. Tỷ giá lúc đó EUR/VND vào khoảng 17.000 – 18.000. Sau đó, đồng USD trên thị trường thế giới có xu hướng giảm giá, kéo theo các ngoại tệ mạnh khác như EUR, GBP, JPY… tăng giá mạnh, làm cho những doanh nghiệp mua vật tư, thiết bị trả chậm bằng các ngoại tệ mạnh khác ngoài USD bị thiệt hại lớn. Thời điểm cuối năm 2004, tỷ giá EUR/VND lên tới 20.400, doanh nghiệp bị thiệt hại lớn khi mà chi phí vốn của dự án tăng lên hàng chục tỷ đồng.

3. Đánh giá tính chất, mức độ tác động của rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp XNK Việt Nam

Đánh giá của các doanh nghiệp về mức độ tác động của rủi ro tỷ giá

Biểu đồ 3 thể hiện kết quả đánh giá của các doanh nghiệp về mức độ nghiêm trọng mà yếu tố rủi ro tác động đến doanh nghiệp, với mức 1 là hoàn toàn không có tác động và mức 5 là rất nghiêm trọng. Kết quả cho thấy, lãi suất là yếu tố rủi ro doanh nghiệp quan tâm nhất, sau đó là tỷ giá. Điều này là phù

52

hợp với điều kiện hiện nay của nền kinh tế. Mức độ đánh giá trên 2,8, khá gần 3 của yếu tố tỷ giá cho thấy tỷ giá hiện là nhân tố tác động khá lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Biểu đồ 3: Mức độ tác động của các yếu tố với hoạt động của doanh nghiệp

(Nguồn: GS.PTS Nguyễn Thị Ngọc Trang, “Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro tài chính như thế nào”, 2007)

Theo phân tích khác của Ngân hàng TMCP Quân Đội, rủi ro tỷ giá được xếp vào 1 trong 5 áp lực chính mà doanh nghiệp phải đối mặt trong kinh doanh (bên cạnh chính sách thuế, môi trường cạnh tranh, năng lực vốn và biến động thị trường).

Tính chất và mức độ tác động của rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp XNK Việt Nam

Rủi ro tỷ giá là một loại rủi ro tiềm tàng đối với doanh nghiệp XNK Việt Nam. Một hợp đồng XNK được dự kiến sẽ đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp; tuy nhiên, trước sự biến động bất lợi của tỷ giá có thể làm cho doanh nghiệp ở vào tình trạng lãi giả và lỗ thực. Hầu hết các doanh nghiệp đều không thể lường trước mức độ của rủi ro tỷ giá bởi những biến động trên thị trường tiền tệ là rất

53

phức tạp. Hiện tại vẫn chưa có thống kê đầy đủ về số vụ thiệt hại do rủi ro tỷ giá, trong khi những thiệt hại đó đang tăng theo cấp số nhân.

Trong thực tế, một cơ chế chính sách tỷ giá, hay một mức tỷ giá nhất định không phải lúc nào cũng thuận lợi cho mọi nhóm lợi ích, cũng không phải lúc nào cũng bất lợi cho tất cả. Chẳng hạn, khi tỷ giá USD/VND giảm mạnh trên thị trường, ít nhiều doanh nghiệp nhập khẩu có được lợi thế tương đối. Tuy nhiên, điều này lại gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi hàng hóa đã được xuất đi và doanh nghiệp được nhận lại đồng USD. Như thế, tình hình tỷ giá thuận lợi hay bất lợi còn tùy thuộc vào góc nhìn của ai, nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu. Trong thời đại ngày nay, khi một doanh nghiệp không chỉ chuyên về một lĩnh vực xuất khẩu hay nhập khẩu mà hoạt động tổng hợp XNK, sản xuất, đầu tư… thì sự phân tích càng phức tạp hơn.

Có thể nói, rủi ro tỷ giá diễn ra với mọi doanh nghiệp XNK, dù lớn hay nhỏ, dù kinh doanh mặt hàng gì. Thiệt hại do rủi ro tỷ giá có thể rất lớn, sẽ làm giảm lợi nhuận thuần của doanh nghiệp, thậm chí nó có thể biến thành một khoản lỗ. Vì vậy, đã tham gia vào thị trường quốc tế, doanh nghiệp phải sẵn sàng sống chung hoặc đối mặt với rủi ro tỷ giá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)