Thực trạng sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 60 - 68)

rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam

Dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá là một bộ phận trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM. Do vậy, nền tảng để thị trường dịch vụ này đi vào vận hành và phát triển chính là hệ thống cơ sở pháp lý và chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam. Sau đây là một số mốc quan trọng:

Năm 1998: Ngày 10/01/1998, nhằm thúc đẩy giao dịch ngoại hối phát triển, tăng cường sự quản lý và giám sát của NHNN về lĩnh vực ngoại hối,

54

Thống đốc NHNN đã ký quyết định 17/1998/QĐ – NHNN ban hành quy chế giao dịch hối đoái. Quy chế này tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM nói chung, đồng thời đưa vào thị trường bảo hiểm rủi ro tỷ giá hai công cụ đầu tiên là giao dịch kỳ hạn và hoán đổi. Quy định này cũng xác định biên độ tỷ giá kỳ hạn. Lúc đó, chỉ có 28 NHTM được NHNN cấp giấy phép hoạt động ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi (trong đó có 21 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 7 NHTM Việt Nam gồm 4 NHTM quốc doanh và 3 NHTM cổ phần).

Năm 2001: Nghị định 05/2001/NĐ – CP ra đời ngày 17/01/2001 quy định về quyền, nghĩa vụ mua bán ngoại tệ của các tổ chức. Đó là cơ sở của các giao dịch ngoại hối giữa ngân hàng và doanh nghiệp XNK trong dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Năm 2003: Ngày 12/02/2003, công văn số 135/NHNN – QLNH về giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ chính thức ra đời. Eximbank là NHTM đầu tiên thực hiện thí điểm nghiệp vụ này. Trong đó, công văn này đã quy định cụ thể nhằm triển khai thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ ở các ngân hàng như về đối tượng tham gia, đồng tiền giao dịch, thời hạn giao dịch, giới hạn số dư…

Năm 2004: Quyết định 648/2004/QĐ – NHNN về cơ chế thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn giữa NHTM với khách hàng trên cơ sở chênh lệch lãi suất, bãi bỏ các trần cố định về tỷ giá kỳ hạn. Cũng trong năm đó, quyết định 1452/2004/QĐ – NHNN xây dựng khung cơ bản của giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn trong giao dịch hối đoái của TCTD đối với khách hàng.

Năm 2005: Ngày 18/04/2005, NHNN đã có công văn số 326/NHNN – QLNH cho phép ngân hàng ACB triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn giữa

55

ngoại tệ với VND. Theo công văn này, NHNN đã đưa ra những quy định cụ thể về các loại ngoại tệ được giao dịch, cơ sở tính phí quyền chọn, thời hạn giao dịch, đối tượng giao dịch…Những quy định này là cơ sở để triển khai thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa ngoại tệ và VND tại các NHTM khác dưới sự cho phép của NHNN.

Năm 2006: Ngày 29/08/2006, NHNN ban hành công văn số 7404/NHNN – KTTC. Nội dung chính của công văn này gồm có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết về nguyên tắc và nội dung kế toán đối với các nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ để giải quyết vấn đề hạch toán kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM.

Pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực từ ngày 01/06/2006 đóng vai trò là một khuôn khổ thống nhất về quản lý ngoại hối. Theo đó, NHNN nới lỏng kiểm soát ngoại tệ, tự do hóa các giao dịch, tăng quyền tự chủ cho các NHTM và TCTD, làm cho thị trường ngoại tệ diễn ra uyển chuyển và linh hoạt hơn.

Như vậy, có thể thấy, các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối và giao dịch ngoại hối phái sinh khá nhiều. Tuy nhiên, chúng chỉ mang tính tức thời, bổ sung khi thị trường cần thực hiện các giao dịch này. Mặt khác, các quy định cũng chỉ mang tính ngắn hạn, chưa có một bộ phận thống nhất. Điều đó gây khó khăn cho các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp kinh doanh XNK, các nhà đầu tư… trong việc hoạch định các chiến lược dài hạn để kinh doanh trên thị trường.

Nói tóm lại, cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam vẫn còn một khoảng cách xa với nhu cầu thực tế nhưng khoảng cách đó sẽ dần được rút ngắn.

56

Thông qua việc ký kết các hợp đồng ngoại hối phái sinh, các NHTM đóng vai trò là người bảo hiểm cho các doanh nghiệp XNK khi doanh nghiệp đứng trước vấn đề rủi ro tỷ giá. Sau đây là những sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá đang được phát triển tại các NHTM mà doanh nghiệp XNK Việt Nam có thể tham gia để bảo hiểm rủi ro tỷ giá: hợp đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi ngoại hối, hợp đồng quyền chọn tiền tệ. Riêng hợp đồng tiền tệ tương lai ở Việt Nam hiện vẫn chưa được triển khai. Khóa luận sẽ tìm hiểu các số liệu và thực trạng liên quan đến hợp đồng phái sinh từ góc độ các NHTM với vai trò là người bảo hiểm, cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp XNK; qua đó cũng thấy được thực trạng sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Điều tra về sự phát triển của bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại hệ thống NHTM Việt Nam – những ngân hàng giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, khóa luận sẽ phân tích số liệu tại 4 đối tượng điều tra sau: BIDV đại diện cho khối NHTM nhà nước, ACB và Eximbank đại diện cho khối NHTM cổ phần, HSBC đại diện cho khối ngân hàng nước ngoài. Đây cũng được coi là những NHTM có dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá tương đối phát triển nhất. Thực tế, tại nhiều ngân hàng có dịch vụ này nhưng doanh số bằng 023

.

Tại BIDV

BIDV là ngân hàng quốc doanh tiên phong đưa ra sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéo, ba năm liên tiếp 2007, 2008, 2009 đạt giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ ngoại hối tốt nhất”.

23

57

(Đơn vị: triệu VND)

Năm 2006 2007 2008

Thu từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay 111.760 160.459 893.442

Chi về kinh doanh ngoại tệ giao ngay 19.990 48.156 340.593

Chi/Thu của hoạt động kinh doanh giao ngay 17,89% 30,01% 38,10%

Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ 3.480 19.110 363.288

Chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ 589 10.281 125.358

Chi/Thu của các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ 16,93% 53.8% 34,51%

Bảng 6: Doanh thu, chi phí các loại hình kinh doanh ngoại tệ của BIDV

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDVcác năm 2006, 2007 và 2008) Có thể thấy, trong năm 2006 và 2007, thu nhập từ dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh còn rất nhỏ bé, không ổn định và tỷ lệ chi phí/doanh thu biến động tương đối lớn.

Sang năm 2008, những cú sốc về tỷ giá ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp XNK. BIDV đã tung ra thị trường sản phẩm hoán đổi ngoại hối chéo (CCS) áp dụng cho cặp đồng tiền được áp dụng phổ biến nhất là USD và VND. Qua đó, khi thực hiện sản phẩm phái sinh CCS với BIDV, khách hàng sẽ được bảo hiểm rủi ro tỷ giá khi tỷ giá USD/VND biến động, tận dụng được chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền khi lãi suất thay đổi. Đối với trường hợp khách hàng nhập khẩu cần bảo hiểm rủi ro tỷ giá thì khi thực hiện CCS với BIDV, khách

58

hàng sẽ được cố định tỷ giá hoán đổi từ VND sang USD, tuy nhiên, khách hàng sẽ phải trả cho BIDV lãi suất VND cao hơn lãi suất USD khi vay USD trực tiếp. Đối với trường hợp khách hàng xuất khẩu có nguồn thu USD về trong tương lai thì khi thực hiện CCS với BIDV, khách hàng sẽ được chuyển từ việc phải trả lãi suất VND cao ngang lãi suất USD thấp, đổi lại cuối kỳ khi USD của khách hàng về sẽ phải hoán đổi lấy VND theo tỷ giá ban đầu. Việc áp dụng linh hoạt các lợi ích khác nhau của sản phẩm tài chính phái sinh CCS đã giúp BIDV đáp ứng được mọi yêu cầu bảo hiểm của khách hàng. Điều này góp phần làm cho kết quả thu được từ mảng phái sinh tiền tệ của BIDV trong năm 2008 tăng trưởng rất cao so với năm 2007. Danh sách khách hàng giao dịch sản phẩm phái sinh hoán đổi tại BIDV tại Phụ lục 01 và số liệu chi tiết từng giao dịch được cung cấp tại Phụ lục số 02 cho thấy các doanh nghiệp XNK đã ngày càng ý thức được tầm quan trọng của bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Năm 2009, các sản phẩm hoán đổi vẫn được triển khai mạnh ở BIDV. Tuy nhiên, do vừa mới thoát khỏi đáy khủng hoảng, nền kinh tế còn nhiều khó khăn nên doanh số từ hoạt động bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh giảm mạnh so với năm 2008.

Tại HSBC

HSBC Việt Nam là ngân hàng có phòng kinh doanh ngoại hối lớn mạnh nhất Việt Nam trong các NHTM nước ngoài với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro và kinh doanh ngoại hối. HSBC luôn là ngân hàng đi tiên phong trong cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, doanh số công cụ phái sinh tiền tệ của HSBC tại thị trường Việt Nam khá ít ỏi khi so sánh với doanh số của HSBC tại các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan… HSBC có mặt tại thị trường Việt Nam 8 năm, có hơn

59

1000 khách hàng; nhưng sau 3 – 4 năm triển khai, số khách hàng của dịch vụ này mới chỉ là một vài24

.

Tại Eximbank

Doanh số cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của Eximbank cũng tăng đột biến vào năm 2008.

(Đơn vị: triệu VND)

Năm HĐ kỳ hạn HĐ hoán đổi HĐ quyền chọn Tổng

2007 240.234 632.881 - 864.115

2008 2.344.288 1.243.002 11.709 3.598.999

2009 353.767 710.232 2.312 1005.340

Bảng 7: Giá trị các giao dịch phái sinh tiền tệ tại Eximbank

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của Eximbank các năm 2007, 2008, 2009)

Eximbank là ngân hàng đầu tiên thí điểm nghiệp vụ quyền chọn (từ 12/2/2003). Sau 6 tháng thí điểm, có 10 doanh nghiệp tham gia ký được 50 hợp đồng quyền chọn, tổng trị giá lên tới 5 triệu USD25. Nhưng trong giai đoạn sau đó, sản phẩm này bị lắng xuống khi mà tỷ giá USD/VND trong 4 năm liên tiếp 2004-2007 đều biến động không quá 1%.

Cũng phải nói thêm rằng, đến tháng 3 năm 2009, NHNN đã cho dừng việc thí điểm quyền chọn tiền đồng tại các NHTM. Nguyên nhân chính là do, các sản

24

GS.PTS Nguyễn Thị Ngọc Trang , 2007, Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro tài chính như thế nào?

25

60

phẩm quyền chọn với mức phí quá cao, tồn tại rất nhiều hợp đồng lách luật, hầu như chỉ phục vụ cho việc mua bán USD vượt trần tỷ giá.

Tại ACB

(Đơn vị: triệu VND; theo tỷ giá ngày hiệu lực hợp đồng)

Tổng giá trị hợp đồng 2007 2008 2009

Hợp đồng kỳ hạn 1.251.896 7.421.107 3.256.243

Hợp đồng hoán đổi 2.961.753 1.740.102 3.000.764

Mua quyền chọn mua - 85.229 23.865

Mua quyền chọn bán - 4.902 1.537

Bán quyền chọn mua - 34.438 17.934

Bán quyền chọn bán - 7.771 3.879

Tổng 4.213.649 9.293.549 6.304.222

Bảng 8: Giá trị các giao dịch phái sinh tiền tệ tại ACB

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của ACB các năm 2007, 2008, 2009)

Giao dịch kỳ hạn là giao dịch quen thuộc nhất với các doanh nghiệp XNK vì được triển khai sớm hơn các công cụ khác. Năm 2008, với hai đợt biến động tỷ giá lớn vào quý II và quý IV, tổng giá trị hợp đồng kỳ hạn đã tăng đột biến từ 1,25 tỷ VND lên đến 7,42 tỷ VND, tăng gấp 6 lần. Đồng thời cũng trong năm này, ACB bắt đầu bán được một số hợp đồng quyền chọn tiền tệ. Thực sự, hợp đồng quyền chọn là một công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá rất hữu hiệu, có thể loại bỏ gần như hoàn toàn rủi ro tỷ giá . Tuy nhiên, do ra đời muộn hơn và tồn tại một số hạn chế nên các doanh nghiệp XNK Việt Nam sử dụng rất ít.

61

Cũng như BIDV và Eximbank, năm 2009 là năm không mấy thành công của ACB ở mảng dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 60 - 68)