Hợp đồng tiền tệ tương la

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 33 - 36)

. Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này về bảo hiểm rủi ro tỷ giá,

14 GS.PTS Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2007, Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro tài chính như thế nào?

2.3 Hợp đồng tiền tệ tương la

a, Khái niệm19

Hợp đồng tiền tệ tương lai là hợp đồng thỏa thuận việc mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch. Hợp đồng tiền tệ tương lai thực chất chính là hợp đồng ngoại hối kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ.

Trong giao dịch trên thị trường tương lai, các đối tượng tham gia bao gồm: bên mua, bên bán của hợp đồng và bên trung gian giữa người mua và người bán là trung tâm thanh toán bù trừ (Clearing House). Nghĩa là, bên A muốn mua hợp đồng tương lai, anh ta có thể mua nó từ trung tâm thanh toán bù trừ; nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương lai, anh ta có thể bán nó cho trung tâm thanh toán

19

27

bù trừ. Trung tâm thanh toán bù trừ là một bên trong hợp đồng tương lai, luôn công bằng cho cả người bán và người mua theo những quy tắc đã được đặt ra.

Để tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai, người giao dịch cần một khoản tiền ký gửi để đảm bảo các bên tuân theo những điều kiện của hợp đồng. Khoản tiền này được gọi là tiền ký quỹ. Lãi hay lỗ của người giao dịch trên thị trường được ghi nhận hàng ngày. Việc nhận biết lãi, lỗ dựa trên giá tương lai vào thời điểm đóng cửa. Cuối mỗi ngày giao dịch, nếu tiền trong tài khoản ký gửi giảm tới bằng hoặc dưới mức ký quỹ duy trì (Maintenance Margin) theo quy định của sở giao dịch thì phải chuyển thêm tiền vào tài khoản để đưa tiền trong tài khoản về mức ký quỹ ban đầu.

b, Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng tiền tệ tương lai

Các hợp đồng tương lai được phát sinh từ hợp đồng kỳ hạn và cũng tương tự như hợp đồng kỳ hạn, được sử dụng vào mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá và đầu cơ. Sử dụng hợp đồng tương lai vào bảo hiểm rủi ro tỷ giá có một số vấn đề cần lưu ý:

Hợp đồng tương lai có thể chuyển nhượng tại bất cứ thời điểm nào

Giả sử một khách hàng có nhu cầu GBP vào tháng 1 muốn bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng tương lai, có thể tiến hành một trong 2 cách:

Cách 1: Mua hợp đồng tương lai có ngày giá trị vào trước tháng 1. Khi

hợp đồng đến hạn, nhận GBP và đầu tư số GBP đó trên thị trường tiền tệ. Vào tháng 1, khi khoản đầu tư đến hạn sẽ nhận cả gốc và lãi bằng GBP.

Cách 2: Mua hợp đồng tương lai bằng ngoại tệ GBP có ngày giá trị sau

28

giao dịch để nhận lại USD và dùng số USD này để mua GBP trên thị trường giao ngay theo tỷ giá giao ngay hiện hành tại thời điểm chuyển nhượng hợp đồng.

Tuy nhiên, hợp đồng tương lai không hoàn toàn loại trừ được rủi ro tỷ giá bởi khoản lãi, lỗ trên tài khoản ký quỹ và sự biến động của tỷ giá giao ngay không phải lúc nào cũng bù đắp cho nhau một cách hoàn hảo.

Hợp đồng tương lai có tính chuẩn hóa cao

Tính chuẩn hóa của hợp đồng tiền tệ tương lai được thể hiện ở các khía cạnh: loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ mỗi hợp đồng, thời gian giao dịch.

Ví dụ:

Tại Sở giao dịch Chicago (CME), chỉ có 4 ngày giá trị, đó là: thứ tư của tuần thứ ba trong các tháng ba, sáu, chín và mười hai.

Đồng tiền giao dịch Số lượng mỗi hợp đồng Australian Dollar British Pound Canadian Dollar Deutsch Mark French Franc Mexican Peso Japanese Yen Swiss Franc AUD 100.000 GBP 62.500 CAD 100.000 DEM 125.000 FRF 500.000 MXN 500.000 JPY 12.500.000 CHF 125.000

29

Một vấn đề nảy sinh là nhu cầu của doanh nghiệp và số lượng của các hợp đồng tương lai không khớp nhau, doanh nghiệp hoặc phải mua nhiều hơn, hoặc chỉ được mua ít hơn số lượng cần thiết, tạo nên một bộ phận lẻ không được bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể mua kỳ hạn ngoại tệ ở ngân hàng với bất kỳ số lượng nào.

Với hai lý do trên, các nhà XNK, người đi vay, người cho vay thường ưu tiên sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Các hợp đồng tương lai được các nhà đầu cơ ưa chuộng hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam (Trang 33 - 36)