TƯ DUY CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu Bộ từ điển năng lực (Trang 53 - 55)

C. NHÓM NĂNG LỰC QUẢN LÝ/ LÃNH ĐẠO

33. TƯ DUY CHIẾN LƯỢC

33.1. Định nghĩa:

Khả năng liên kết được sứ mệnh, tầm nhìn của Ngân hàng với công việc của bản thân mình/đơn vị mình/ đang thực hiện. Khả năng phát triển từ những nhận thức đơn giản nhất về

chiến lược cho đến sự am hiểu tường tận về tác động toàn cầu đối với những chiến lược như vậy; và sự tác động trở lại của chiến lược đối với các lựa chọn và hành động của mọi người.)

33.2. Cụ thể:

Cấp độ Mô tả

1 Am hiểu chiến lược của Ngân hàng và khả năng liên kết công việc của bản

thân với các mục tiêu chiến lược của cả Ngân hàng:

 Tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn của bản thân, liên kết chúng với các chiến lược dài hạn của Ngân hàng.

 Có khả năng hiểu được nội dung của những mục tiêu, chiến lược do người khác xây dựng khi được nghe truyên thông

 Ưu tiên các công việc có liên quan chặt chẽ đến các mục tiêu của Ngân hàng và hành động tương ứng

2 Suy nghĩ 1 cách chiến lược với tầm nhìn dài hạn:

(Cấp độ 2 bao gồm mô tả của cấp độ 1 và bổ sung thêm: )

 Xây dựng các mục tiêu, các chiến lược của phòng, ban/trung tâm/khối mình, liên kết chúng với các mục tiêu dài hạn của Ngân hàng.

 Tự xem xét các hoạt động của bản thân có đi ngược với kế hoạch chiến lược của Ngân hàng hay không.

 Nhận biết các vấn đề, khó khăn, cơ hội mang tính chất dài hạn

 Có khả năng phân tích và nhận thức thấu đáo những tầm nhìn, mục tiêu dài hạn và chiến lược của Ngân hàng

3 Thấu hiểu những tác động từ bên ngoài đối với chiến lược nội bộ:

(Cấp độ 3 bao gồm mô tả của cấp độ 1,2 và bổ sung thêm: )

 Nhận thức được những xu thế phát triển của ngành Ngân hàng cũng như

những thay đổi có thể gây tác động đến Ngân hàng.

 Đánh giá được các chính sách, quy định, hướng dẫn, phương pháp hiện hành có thể gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng như thế nào bởi xu thế phát triển trong tương lai.

 Đề xuất các kế hoạch hành động dự phòng nhằm đạt mục tiêu dài hạn của tổ chức.

4 Kê hoạch hành động phù hợp chiến lược và đáp ứng được các biến động bên

ngoài:

 Xem xét kế hoạch đối phó với những sự kiện bất ngờ nhằm phòng tránh rủi ro

 Xây dựng kế hoạch hành động phù hợp mục tiêu dài hạn của tổ chức

 Đóng vai trò là người thiết kế lại cơ câu của phòng, ban/trung tâm/khối nhằm hoạt động tốt hơn, phục vụ mục tiêu dài hạn của Ngân hàng.

 Thực hiện các sáng tạo, cải tiến tại Ngân hàng sau khi đã đối chiếu, so sánh chúng với các phương án tốt nhất khác

 Chia sẻ ý tưởng/quan điểm về tương lai ngành Ngân hàng và tương lai của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Bộ từ điển năng lực (Trang 53 - 55)