KHẢ NĂNG TIẾP THỊ, ĐIỀU TRA DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Bộ từ điển năng lực (Trang 37 - 40)

24.1. Định nghĩa:

Khả năng thuyết phục, đánh giá biến động thị trường và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

24.2. Cụ thể:

Cấp độ Mô tả

1 Hiểu biết thị trường

 Hiểu biết căn bản về xu hướng vận động và phát triển của thị trường.

 Biết những tác động của các yếu tố môi trường xã hội như: Quy mô dân số; thu nhập bình quân vùng miền; Quy hoạch phát triển vùng miền; cơ cấu ngành nghề của vùng miền…

 Biết lập các phiếu khảo sát thị trường một cách căn bản.

 Hiểu khái niệm thị trường theo quan niệm của ngân hàngvà cách thức ngân hàngphân khúc thị trường.

 Hiểu được các chiến lược tiếp thị áp dụng cho từng phân khúc thị trường.

 Có hiểu biết sâu sắc về những tiêu chí đánh giá và cách thức phân cấp thị trường.

 Có khả năng tìm hiểu và đưa ra nhận xét xác thực về xu hướng đầu tư của ngành trong thời gian tới, triển vọng phát triển trong tương lai.

 Có khả năng hoạch định và tạo các kênh thu thập thông tin hiệu quả.

 Có khả năng nhận dạng và đánh giá đặc điểm từng loại thị trường và phân khúc thị trường do ngân hàngchọn lựa.

 Có thể hiểu được mức hiệu quả của từng chiến lược tiếp thị đối với các phân khúc thị trường và nỗ lực để thực hiện các hoạt động tiếp thị đó.

3 Khai thác và sử dụng thông tin thị trường cho mục đích công việc

 Có sự hiểu biết sâu sắc về sự phát triển kinh tế của các vùng sẽ phát triển và nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ trong tương lai.

 Biết cách tận dụng các nguồn thông tin thứ cấp sẵn có phục vụ cho công việc.

 Có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả của việc chọn lựa thị trường mục tiêu và phân loại thị trường.

 Có khả năng đánh giá hiệu quả và như ng tác động của các chiến lược tiếp thị đối với từng phân khúc thị trường.

4 Chủ động sử dụng thông tin thị trường cho mục đích công việc một cách linh

hoạt

 Nắm bắt và dự báo tương đối chính xác diễn biến thị trường hiện tại và tương lai trên cơ sở phân tích dữ liệu thông tin có thuyết phục.

 Có sự hiểu biết sâu sắc về sự phát triển kinh tế của các vùng sẽ phát triển và nhu cầu nhà ở trong tương lai.

 Có khả năng hoạch định và tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường với quy mô lớn.

 Có thể đề xuất phương án tiếp cận thị trường độc đáo, gây hiệu quả bất ngờ.

 Có khả năng hoạch định các chiến lược tiếp thị phù hợp với từng phân khúc thị trường, tạo hiệu quả bất ngờ.

25. KHẢ NĂNG NẮM BẮT THÔNG TIN VỀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

25.1. Định nghĩa:

Hiểu biết, phân tích điểm manh, yếu đánh giá về đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra giải pháp kinh doanh phù hợp.

25.2. Cụ thể:

Cấp độ Mô tả

1 Nắm thông tin cơ bản

 Nắm được số lượng các đơn vị kinh doanh trong cùng ngành của ngân

hàngtại khu vực do mình phụ trách.

 Biết được các đối thủ cạnh tranh chính của ngân hàngvà những điểm mạnh, yếu của đối thủ cạnh tranh chính.

2 Hiểu thông tin đối thủ cạnh tranh để phục vụ công việc

 Hiểu biết vị thế cạnh tranh của ngân hàngtrên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh chính.

 Biết phân tích và đưa ra các đối sách phù hợp nhằm khai thác các điểm yếu của đối thủ và phát huy các điểm mạnh của Ngân hàng

3 Sử dụng thông tin về đối thủ cạnh tranh cho mục đích công việc

 Hiểu biết tốt về hoạt động kinh doanh ngành trong cả nước. Nắm được hầu hết các đơn vị kinh doanh trong ngành tai Việt Nam và hiểu rõ được điểm mạnh yếu của từng đơn vị.

 Có khả năng phân tích các chiến lược cạnh tranh, các chương trình quảng cáo, chính sách… của đối thủ cạnh tranh và ra các quyết định, chiến lược kinh doanh phù hợp.

4 Chủ động sử dụng thông tin về đối thủ cạnh tranh cho mục đích công việc

 Hiểu biết về tình hình kinh doanh trong ngành tại Việt Nam và trong khu vực. Nắm bắt kịp thời các hướng đầu tư của các ngân hàng nước ngoài (cùng ngành nghề) vào Việt Nam.

ngành có liên quan có tác động đến lĩnh vực ngân hàng và đề ra các chiến lược kinh doanh kịp thời, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Bộ từ điển năng lực (Trang 37 - 40)