KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO

Một phần của tài liệu Bộ từ điển năng lực (Trang 48 - 50)

C. NHÓM NĂNG LỰC QUẢN LÝ/ LÃNH ĐẠO

30. KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO

30.1. Định nghĩa:

Khả năng lãnh đạo và khuyến khích đội nhóm/tổ chức làm việc hướng tới mục tiêu chung.

30.2. Cụ thể:

Cấp độ

Mô tả

1 Thiết lập mục tiêu rõ ràng cho nhóm/tổ chức và đảm bảo mọi người trong

nhóm/tổ chức đều hiểu mục tiêu:

 Chủ trì các cuộc họp và thảo luận nhóm/tổ chức với chương trình và mục tiêu rõ ràng.

 Thống nhất khung thời gian và phân công nhiệm vụ để giải quyết vấn đề và/hoặc để đưa ra quyết định

 Cung cấp tất cả các thông tin cần thiết một cách kịp thời.

 Truyền đạt thông tin hiệu quả, kịp thời/ quyết định các bên liên quan một cách thích hợp

 Giải thích rõ ràng lý do để có một quyết định thích hợp

 Phục vụ như một trung tâm thông tin liên lạc hai chiều giữa cấp trên và các thành viên trong nhóm/tổ chức.

2 Thúc đẩy hiệu quả của nhóm/tổ chức:

(Cấp độ 2 bao gồm mô tả của cấp độ 1 và bổ sung thêm: )

chức thể hiện ý tưởng và quan điểm.

 Làm cho các thành viên trong nhóm/tổ chức cảm thấy họ có thể đóng góp cho nhóm/tổ chức

 Tìm kiếm các cơ hội để thúc đẩy tinh thần và năng suất của nhóm/tổ chức.

 Luôn quan tâm giải quyết các vấn đề tồn đọng cho dù vấn đề đó xuất phát từ bên ngoài hay nội bộ

 Giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm/tổ chức phù hợp với khả năng của họ và tạo không khí gắn kết trong nhóm/tổ chức.

 Quan tâm đến các vấn đề của thành viên trong nhóm/tổ chức và bảo vệ đầy đủ quyền lợi của họ khi vấn đề của họ được trình lên cấp cao hơn.

3 Quan tâm đến cả nhóm/tổ chức:

(Cấp độ 3 bao gồm mô tả của cấp độ 1,2 và bổ sung thêm: )

 Bảo vệ nhóm/tổ chức và uy tín của mình bằng cách dự đoán vấn đề tiềm ẩn và luôn sẵn sằng có kế hoạch hành động dự phòng.

 Có được nguồn tài nguyên, thông tin cho nhóm/tổ chức, và nếu có thể, phát triển một kế hoạch dự phòng để đảm bảo rằng các nhu cầu thực tế của nhóm/tổ chức được đáp ứng.

 Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với những thành viên chủ chốt của các nhóm/tổ chức / tổ chức khác có thể đóng góp tích cực hướng tới việc đạt được các mục tiêu của nhóm/tổ chức mình quản lý.

 Thường xuyên trao đổi/ liên hẹ với nhóm và cung cấp kịp thời các biện pháp/ giải pháp công việc kịp thời khi cần.

 Có khả năng giám sát một cách hiệu quả việc thực hiện công việc của từng thành viên và so sánh nó với các tiêu chuẩn.

4 Ở cương vị người lãnh đạo:

(Cấp độ 4 bao gồm mô tả của cấp độ 1,2,3 và bổ sung thêm: )

 Suy nghĩ tích cực và sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ (cho mọi người biết vị trí của họ) để thúc đẩy các thành viên nâng cao chất lượng công việc.

 Làm việc như một tấm gương để các thành viên tôn trọng và noi theo

 Có công cụ và phương pháp để duy trì nguồn nhân lực năng động một cách bền vững

 Duy trì mọi người luôn có động lực, phấn khích, nhiệt tình và độ cam kết trong nhóm/tổ chức cao, để đạt được các mục tiêu chung.

 Phục vụ như một tấm gương để mọi người tôn trọng, ngưỡng mộ và học

tập.

Một phần của tài liệu Bộ từ điển năng lực (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)