KHẢ NĂNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC

Một phần của tài liệu Bộ từ điển năng lực (Trang 50 - 53)

C. NHÓM NĂNG LỰC QUẢN LÝ/ LÃNH ĐẠO

31.KHẢ NĂNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC

31.1. Định nghĩa:

Phân công trách nhiệm phù hợp; giao việc với sự hướng dẫn cụ thể; giám sát và theo dõi quá trình thực hiện; xác định nguồn lực cần thiết và nhu cầu cho sự phát triển; phối hợp với các phòng ban khác bất cứ khi nào có yêu cầu.

31.2. Cụ thể:

Cấp độ

Mô tả

1 Xác định việc phân công công việc:

 Xác định nhiệm vụ và trách nhiệm được giao dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ.

 Phân bổ và phối hợp các nguồn lực đảm bảo công việc được hoàn thành

 Kiểm tra sự hiểu biết dựa trên những hướng dẫn và yêu cầu của nhiệm vụ.

 Làm việc với các bên có liên quan dựa trên khung thời gian được thống nhất đảm bảo rằng nhiệm vụ được giao hoàn thành đúng thời hạn với chất lượng yêu cầu.

 Kiên nhẫn giải thích với nhân viên liên quan về yêu cầu kết quả công việc để xác định các hoạt động chủ chốt và thiết lập ra thời hạn để hoàn thành.

2 Sẵn sàng giao việc:

(Cấp độ 2 bao gồm mô tả của cấp độ 1 và bổ sung thêm:)

 Đánh giá kinh nghiệm và mức độ quan tâm của người được giao nhiệm vụ

khi quyết định phân công công việc.

 Hướng dẫn nhân viên những hoạt động mang tính chủ chốt của nhiệm vụ

 Trợ giúp và hỗ trợ phù hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

3 Trao quyền cho nhân viên để nhân viên tự quản lý trách nhiệm của họ:

(Cấp độ 3 bao gồm mô tả của cấp độ 1,2 và bổ sung thêm:)

 Định kỳ rà soát/kiểm tra quá trình thực hiện công việc đựơc giao và nỗ lực đạt đến kết quả mong muốn/mục tiêu chung của tổ chức.

 Luôn sẵn sàng tìm kiếm những cá nhân có kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết

trong tổ chức; và đàm phán với họ để họ cam kết làm việc.

 Dự đoán bao quát nhu cầu cần hợp tác với các đối tác liên quan và đảm bảo có những kế hoạch hành động phù hợp.

 Xác định và bố trí các nguồn lực cần thiết (con người, trang thiết bị và ngân sách) để đạt được mục tiêu đề ra.

4 Tin tưởng vào khả năng đánh giá và năng lực của nhân viên:

(Cấp độ 4 bao gồm mô tả của cấp độ 1,2,3 và bổ sung thêm:)

 Tùy theo từng từng tình huống, sử dụng quyền lãnh đạo để phân công công

việc phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của từng cấp độ nhân viên.

 Đảm bảo người được giao việc có đầy đủ quyền hạn để thực hiện công việc

được giao phó.

 Thiết lập nguồn thông tin hợp lý (báo cáo hàng tuần, lịch điện tử…) và sắp xếp lại thời gian để thực hiện công việc đúng thời hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tạo tình huống để phát huy sức sáng tạo của nhân viên trong việc giải quyết vấn đề.

32. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

32.1. Định nghĩa:

Hướng dẫn, đào tạo, giúp đồng nghiệp phát huy thế mạnh thông qua những kế hoạch đào tạo và phát triển dài hạn; Đưa ra những hướng dẫn, phản hồi thích hợp và giám sát việc thực hiện. Tập trung vào việc phát triển con người thật sự, chứ không chỉ là các khóa đào tạo lý thuyết.

Cấp

độ Mô tả

1 Tìm hiều các nhu cầu đào tạo và cơ hội phát triển:

 Dành thời gian trao đổi với mọi người để nắm bắt được nguyện vọng và cung cấp thông tin phù hợp với mong muốn của họ.

 Đưa ra những phản hồi tích cực về khả năng và tiềm năng phát triển của đồng nghiệp, kể cả với những người kết quả làm việc chưa cao.

 Chỉ ra cho đồng nghiệp thấy những mặt cần phải cải thiện và giám sát quá trình hoàn thiện của họ.

 Khuyến khích người khác đưa ra phản hồi và ý kiến để đạt được mục tiêu mong muốn.

 Nói về đồng nghiệp với thái độ thiện chí, luôn thể hiện sự tin tưởng và tôn trọng đồng nghiệp.

2 Ủng hộ kế hoạch phát triển bản thân của đồng nghiệp/ Chủ động hướng dẫn và

thể hiện thái độ tin tưởng vào khả năng phát triển của họ: (Cấp độ 2 bao gồm mô tả của cấp độ 1 và bổ sung thêm:)

 Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với các đồng nghiệp và cấp dưới để hoàn thành nhiệm vụ.

 Cung cấp thông tin phản hồi mang tính xây dựng và hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển bản thân.

 Hiểu được mức độ năng lực của từng người để giao việc phù hợp và tạo cơ hội để họ học hỏi từ những lỗi đã mắc phải.

 Thể hiện sự tin tưởng đồng nghiệp qua việc nhận biết và ghi nhận kỹ năng, năng lực của đồng nghiệp để hoàn thành các mục tiêu có tính thách thức.

 Sử dụng lý luận hợp lý khi đưa ra hướng dẫn hoặc các minh họa.

3 Tạo cơ hội để áp dụng những kỹ năng mới:

(Cấp độ 3 bao gồm mô tả của cấp độ 2 và bổ sung thêm:)

 Phân công nhiệm vụ có tính thách thức và tổ chức thường xuyên các cuộc thảo luận để giúp nhân viên hoàn thành nhiệm vụ.

 Bày tỏ kỳ vọng tích cực vào kết quả làm việc trong tương lai

 Trao quyền cho người khác và khuyến khích họ chủ động phát huy quyền

được giao và tư vấn cho họ khi cần thiết.

xuyên giám sát để đảm bảo những thông tin phản hồi được tiếp thu và thực hiện.

 Luôn hỗ trợ đồng nghiệp một cách thiết thực, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, đưa ra những tiền lệ để làm minh chứng.

 Giúp đồng nghiệp phát huy thế mạnh của bản thân khi thực hiện công việc, khuyến khích họ tiếp tục làm việc sau khi vấp phải thất bại

 Chính thức ghi nhận và chân thành chúc mừng thành công của đồng nghiệp.

4 Hạn chế tối đa rào cản cho sự phát triển/ Thực hiện những kế hoạch đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dài hạn:

(Cấp độ 4 bao gồm mô tả của cấp độ 3 và bổ sung thêm:)

 Xây dựng chương trình phát triển cụ thể để đáp ứng nhu cầu phát triển các kỹ năng và sự tự tin của cán bộ

 Giao những công việc phức tạp để tạo điều kiện cho nhân viên phát triển bản thân; Đào tạo nhân viên một cách bài bản và cung cấp cho họ những kinh

nghiệm làm việc có liên quan ( luân chuyển công tác, vv...)

 Trao quyền cho nhân viên có đủ năng lực, cho phép họ tự đưa ra quyết định và tạo cơ hội cho họ học hỏi từ những lỗi đã mắc phải

 Không áp đặt giải pháp khiến nhân viên bị động thực hiện mà tích cực khuyến khích nhân viên chủ động phân tích xác định vấn đề để tích lũy kinh nghiệm

 Khuyến khích, tạo cơ hội cho mọi người trong nhóm/tổ chức cùng ngồi lại bàn bạc để đưa ra ý kiến và các giải pháp cho vấn đề.

 Thường xuyên tìm và tạo cơ hội đào tạo và phát triển cho nhân viên, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực đến sự phát triển của tổ chức.

 Đảm bảo cung cấp các nguồn lực cần thiết, động viên, hướng dẫn và đào tạo để nhân viên nâng cao được hiệu quả công việc.

Một phần của tài liệu Bộ từ điển năng lực (Trang 50 - 53)