20.1. Định nghĩa:
Được thể hiện qua việc một người luôn có động lực tìm tòi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới để nâng cao khả năng có thể làm việc tại nhiều đơn vị/khối/trung tâm/ phòng ban. Thường xuyên tìm kiếm và nâng cao kiến thức của bản thân thông qua việc nghiên cứu sách vở, mở rộng các mối quan hệ, các thử nghiệm, các hoạt động chia sẻ thông tin/ kinh nghiệm với đồng nghiệp/cấp trên và những người khác bên trong và bên ngoài tổ chức. Người có kỹ năng này thường làm việc với một niềm nhiệt huyết và đam mê cao nhất.
20.2. Cụ thể:
Cấp độ
Mô tả
1 Luôn đặt ra câu hỏi, phát triển kỹ năng mới thông qua kinh nghiệm thực tiễn:
Yêu cầu được giải thích, làm rõ và hướng dẫn. Học hỏi nhanh khi đối mặt
với các vấn đề mới.
Nắm rõ công việc đang làm và biết cách nâng cao giá trị công việc đang làm.
Xác định những lĩnh vực cần học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng.
Nghiên cứu và tìm hiểu về những vấn đề mới, nhanh chóng nắm bắt những
khái niệm mới.
2 Luôn cập nhật những vấn đề mới:
(Cấp độ 2 bao gồm mô tả của cấp độ 1 và bổ sung thêm:)
Biết học hỏi và phát triển từ những sai lầm và thành công, tiếp nhận những phản hồi để nâng cao bản thân.
Chủ động cập nhật với những công cụ, phương pháp và công nghệ mới trong
công việc.
Thường xuyên giữ liên hệ với các bên liên quan/ mối quan hệ để trao đổi thông tin.
Không ngừng nỗ lực học hỏi để mở rộng vốn kiến thức.
phát sinh.
Thường xuyên có những buổi trao đổi kiến thức với đồng nghiệp/cấp trên.
3 Mở rộng và tiếp thu kiến thức mới:
(Cấp độ 3 bao gồm mô tả của cấp độ 1,2 và bổ sung thêm:)
Thường xuyên giữ liên lạc, phát triển mối quan hệ mật thiết trong và ngoài công việc để có sự hiểu biết sâu sắc về những vấn đề trong công việc.
Chủ động tìm hiểu và thu thập kiến thức mới, (bao gồm việc sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi), trao đổi với chuyên gia về những vấn đề còn thắc mắc để bổ sung/hỗ trợ cho ý tưởng/kiến thức bản thân.
Chủ động nghiên cứu để có được những kinh nghiệm/kiến thức thực tiễn, nhằm mang lại những đóng góp có giá trị.
Nghiên cứu sâu rộng và mở rộng các mối quan hệ để thu thập những kiến
thưc chuyên sâu và đa dạng.
Cùng trao đổi/ tranh luận về những phương pháp mới với mọi người để có
thể áp dụng trong công việc
4 Duy trì quan niệm cần mở rộng kiến thức:
(Cấp độ 4 bao gồm mô tả của cấp độ1, 2,3 và bổ sung thêm:)
Nhận biết nhu cầu cần học hỏi của người khác, và tìm người đam mê học hỏi để chuẩn bị đào tạo làm người kế nhiệm vì nhu cầu của tổ chức trong tương lai
Thường xuyên cập nhật và nâng cao kiến thức cho bản thân bằng cách vận
dụng những kiến thức mới vào trong công việc hiện tại.
Tìm hiều/nghiên cứu/điều tra về những phát minh/phương pháp mới trên thế
giới.
Xây dựng qui trình/hệ thống để tổng hợp thông tin thường xuyên.
21. KHẢ NĂNG XÂY DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ
21.1. Định nghĩa:
Hướng đến cách làm việc để xây dựng hoặc duy trì sự tin tưởng, tình bạn hoặc hệ thống các mối liên hệ (thông qua những kỹ năng cá nhân) với những người (bên trong hoặc bên ngoài tổ
chức) có thể giúp việc đạt được mục tiêu đã đề ra dễ dàng hơn. Kỹ năng này cũng bao gồm khả năng lắng nghe và thấu hiểu được cảm xúc của bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng và những người xung quanh thông qua những ẩn ý hoặc những vấn đề, lo lắng được nêu ra trong quá trình tiếp xúc. Khuyến khích mối quan hệ tích cực của các đồng nghiệp trên hệ thống TCB và các cổ đông.
21.2. Cụ thể:
Cấp độ Mô tả
1 Lắng nghe và thấu hiểu:
Nắm bắt được biểu hiện tình cảm hoặc ẩn ý và chịu khó lắng nghe đồng nghiệp hoặc khách hàng.
Đặt câu hỏi để xác nhận lại những vấn đề, ý tưởng, phân tích được đề cập
Sử dụng những điều đã nắm bắt được để dự đoán và chuẩn bị cho hành
động phản ứng của đồng nghiệp hoặc khách hàng để từ đó tiến tới giải quyết vấn đề.
Lắng nghe và quan sát những người xung quanh để có thể nắm bắt được ẩn ý để có cách cư xử phù hợp
2 Xây dựng các mối quan hệ:
(Cấp độ 2 bao gồm mô tả của cấp độ 1 và bổ sung thêm: )
Luôn tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng và người xung quanh
Thành thạo trong việc nắm bắt những ẩn ý trong các cuộc nói chuyện
Luôn tìm cách mở rộng các mối quan hệ và xây dựng các mối quan hệ lâu
dài
Hiểu rõ về đồng nghiệp (cấp quản lý hoặc chuyên gia), những người có ảnh hưởng lớn hoặc rất hiểu biết về Techcombank
3 Nắm bắt cơ bản về vấn đề được đưa ra và giữ cái nhìn khách quan để duy
trì các mối quan hệ:
(Cấp độ 3 bao gồm mô tả của cấp độ 1, 2 và bổ sung thêm: )
Nắm rõ những mắt xích trong hệ thống các mối quan hệ của mình và định ra mục tiêu rõ ràng cho các mối quan hệ đó: để lấy thông tin, chia sẻ ý tưởng, các nguồn lực hay tận dụng sự ảnh hưởng từ các mối quan hệ
Hiểu được các vấn đề cơ bản của đồng nghiệp, đối tác, người xung quanh gặp phải
Lắng nghe và đưa ra ý kiến phản hồi về những vấn đề hay lo lắng của những người xung quanh
Có khả năng đưa ra lời từ chối theo cách mà người bị từ chối vẫn cảm thấy thoải mái
Luôn giữ quan điểm khách quan, luôn nhìn vào cả hai mặt: mặt mạnh và mặt yếu của những người xung quanh khi đánh giá.
Đạt được sự tôn trọng của đồng nghiệp lẫn khách hàng bên ngoài
Tham gia vào các hoạt động xã hội và các tổ chức chuyên môn để có cơ hội tiếp xúc và làm quen với những chuyên gia trong lĩnh vực mình đang làm
4 Tích cực xây dựng các mối quan hệ và thường xuyên có những phản hồi tích
cực:
(Cấp độ 4 bao gồm mô tả của cấp độ 1, 2,3 và bổ sung thêm: )
Dự đoán được khả năng một quyết định hay hành động có thể gây hiểu
nhầm cho những người xung quanh
Có khả năng truyền đạt quan điểm, tầm nhìn của công ty đến nhân viên, đồng nghiệp để mọi người cùng đồng lòng hướng tới mục tiêu chung.
Thường xuyên liên lạc với những thành viên trong hệ thống quan hệ của mình và chia sẻ những vấn đề mới.