Kinh nghiệm của một số NHTM trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hệ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 36)

- Ngân hàng Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) coi đào tạo và phát triển con người là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng. Dựa trên kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo, các chương trình đào tạo và phát triển được xây dựng hàng năm với ngân sách dành cho đào tạo ngày càng tăng. Ngồi các chương trình đào tạo nội bộ, nhân viên và cán bộ của ngân hàng còn được thường xuyên tham dự các khóa đào tạo do các trung tâm đào tạo có uy tín thực hiện. Hơn nữa, những người có năng lực cịn được cử tham dự các khóa đào tạo tại nước ngồi thơng qua các chương trình hợp tác và phát triển. Từ các chương trình đào tạo và tự đào tạo, tập huấn, kèm cặp và thử thách, các nhân viên trong toàn hệ thống MHB sẽ thành thạo về nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong phong cách và chuẩn mực về đạo đức, nhiệt tình phục vụ khách hàng, khơng những thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao mà cịn được chuẩn bị để đảm nhiệm cơng việc ở những vị trí cao hơn.

- LienVietBank ln coi đào tạo NNL là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản lý NNL và là một hình thức đầu tư chiến lược. Chính vì vậy, ngay từ đầu,

LienVietBank đã thực hiện xây dựng đề án “vườn ươm nhân tài” trong chính sách đào tạo và phát triển của mình.

Các khóa đào tạo của LienVietBank bao gồm cả đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài, đặc biệt LienVietBank chú trọng đến đào tạo con em của các cổ đông và con em cán bộ nhân viên của Ngân hàng.

Thông qua việc đào tạo, nhân viên sẽ được nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ chun mơn cùng các kỹ năng khác, từ đó tạo ra giá trị lớn nhất cho bản thân nhân viên và Ngân hàng. Đồng thời, qua quá trình đào tạo, nhân viên cũng xác định được mục tiêu phát triển của bản thân phù hợp với mục tiêu phát triển của Ngân hàng.

Các khóa đào tạo của LienVietBank được thiết kế một cách hiệu quả dựa trên yêu cầu thực tiễn kinh doanh của Ngân hàng nhằm đảm bảo việc nhân viên có thể áp dụng được tối đa những kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo vào trong cơng việc. Từ đó, làm tăng niềm tin và động lực làm việc cho nhân viên, thúc đẩy nhân viên không ngừng phát triển và đa dạng hóa nghề nghiệp chun mơn để tạo ra cơ hội thăng tiến cho bản thân.

Các khóa đào tạo của LienVietBank bao gồm:

+ Các khóa đào tạo về kỹ năng nâng cao: Kỹ năng truyền đạt, thuyết trình; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định...

+ Các khóa đào tạo về nghiệp vụ chun mơn: Phân tích báo cáo tài chính; Quản lý các khoản vay và thu hồi nợ; Quản lý rủi ro trong thanh tốn quốc tế...

+ Các khóa đào tạo dành cho cán bộ quản lý : Kỹ năng lãnh đạo và quản lý sự thay đổi; Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc; Nâng cao hiệu quả quản lý thông qua huy động NNL...

Sau khi tham gia các khóa đào tạo, tất cả nhân viên LienVietBank sẽ được đánh giá, xếp hạng để có thể phát triển và thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai.

- Là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Công thương Việt Nam (IncomBank) tại khu vực phía Nam, Văn phịng đại diện (VPĐD) tại Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực trong việc thực hiện chiến lược đầu tư, phát triển NNL

của IncomBank. Qua 8 năm hoạt động (từ 1999), VPĐD đã từng bước thể hiện được vai trò, nhiệm vụ là đại diện cho IncomBank và là đầu mối của các chi nhánh Ngân hàng Cơng thương phía Nam. Khơng chỉ thực thi nhiệm vụ, giải quyết công việc phát sinh, VPĐD đã chủ động hơn trong triển khai các mặt công tác. Trong những năm qua, bên cạnh việc thiết lập và duy trì tốt mối quan hệ giữa IncomBank với Văn phịng II Chính phủ, Văn phịng các Bộ ngành, các cơ quan ban ngành của NHNN, của UBND và Thành ủy Tp. HCM, kiểm tra, giám sát hoạt động của các chi nhánh IncomBank trong khu vực,… VPĐD cịn góp phần đáng kể vào cơng tác đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên các chi nhánh khu vực phía Nam.

Với nhận thức về vai trị quan trọng của chiến lược phát triển NNL của Incombank, đào tạo lực lượng kế thừa từ chuyên môn đến quản lý, không chỉ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ mà còn trang bị những kỹ năng quản lý, lãnh đạo và chuyên môn ở tầm cao, đào tạo để mỗi nhân viên có thể đảm nhận nhiều vị trí trong mơi trường làm việc khác nhau,VPĐD đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm đào tạo IncomBank (TTĐT) mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, quản trị ngân hàng. Không chỉ tổ chức, phục vụ tốt công tác đào tạo, VPĐD cũng đã chủ động, thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu phát triển và đào tạo của các Chi nhánh. Đồng thời, VPĐD cũng đã đề xuất với TTĐT và IncomBank về một số lĩnh vực, nghiệp vụ cần đẩy nhanh hoặc tăng cường đào tạo cũng như chương trình đào tạo để ngày càng phong phú, thiết thực về nội dung, chất lượng về kiến thức, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển của IncomBank. Tính đến 31/12/2006, VPĐD đã tổ chức và quản lý 205 lớp với 10.891 lượt học viên ở tất cả các nghiệp vụ, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược đầu tư cho NNL trong tiến trình phát triển của IncomBank.

Để nâng cao chất lượng công tác tổ chức và đào tạo cán bộ, VPĐD đã thực hiện tốt một số yêu cầu và nội dung đào tạo như sau:

+ Đảm bảo chất lượng đào tạo cả về nội dung, phạm vi và mục tiêu chung của IncomBank, tránh sự đào tạo phân tán và phải tiến hành thường xun. Vì chất lượng

cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, chất lượng đào tạo là phải đảm bảo CBNV được củng cố, bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ phù hợp với nhiệm vụ và tình hình kinh doanh thực tế từng giai đoạn.

+ Công tác đào tạo CBNV ngân hàng đảm bảo tính phù hợp với từng thời kỳ, từng loại cán bộ nghiệp vụ, cấp quản lý. Việc xác định tính phù hợp trong nội dung, chương trình đào tạo tương ứng với từng đối tượng không chỉ để phù hợp về nhận thức mà cịn đảm bảo tính thiết thực của cơng tác này nhằm phát huy khả năng tự học tập, nghiên cứu của từng CBNV, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng.

+ Công tác đào tạo là căn cứ vào các tiêu chuẩn, yêu cầu về ngạch cán bộ, để cụ thể hoá những yêu cầu, tiêu chuẩn đó phù hợp với đặc điểm của từng nghiệp vụ, vị trí. Tuy nhiên, tiêu chuẩn là thước đo chung, là yêu cầu tối thiểu cho từng vị trí, nên VPĐD đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng nội dung, chương trình đào tạo mới để nâng cao trình độ, năng lực cán bộ.

Trước yêu cầu của quá trình hội nhập, Incombank tăng cường nghiên cứu, học tập kiến thức, kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế thơng qua các khố đào tạo riêng biệt về kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, bên cạnh những thuận lợi về những thành tựu phát triển kinh tế xã hội, cũng đồng thời phát sinh các tiêu cực tác động đến CBNV, dễ làm sa sút về đạo đức. Nên bên cạnh đào tạo nghiệp vụ chuyên môn Incombank đã chú trọng tổ chức những khoá bồi dưỡng về đạo đức trong CBNV, đặc biệt một số nghiệp vụ có liên quan trực tiếp đến tiền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hệ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 36)