Thống kê tình hình đào tạo từ 2009-2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hệ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

Loại hình đào tạo 2009 2010 2011

1. Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên 271 285 364 2. Đào tạo ngắn hạn 3 1

3. Đào tạo bậc Đại học (bằng 2) 1 1 1 4. Đào tạo nâng cao (Sau đại học, Cao học,...) 8 7 7

Tổng số 283 294 372

Nguồn: Phịng Tổ chức Hành chính BIDV Bến Tre.

Nhìn vào tổng số CBNV được đào tạo từ bảng 2.10 ta thấy:

- Nguồn nhân lực được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên vẫn chiếm số lượng lớn. Nội dung chủ yếu của loại hình đào tạo gắn với công việc nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ cho cán bộ theo các loại hình tập huấn, bồi dưỡng, khảo sát, hội thảo, đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ. Cụ thể như các lớp: đào tạo cán bộ mới; đào tạo nâng ngạch lương: chuyên viên, chuyên viên chính; đào tạo nghiệp vụ: dịch vụ, kế tốn, tài trợ thương mại, tín dụng, quan hệ khách hàng, huy động vốn, giao dịch viên, kho quỹ, công nghệ thông tin…; các lớp kỹ năng: bán hàng, giao tiếp, chăm sóc khách hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình,…; các lớp về pháp luật liên quan: giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, pháp luật kinh doanh thương mại và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại; các lớp về quản lý, quản trị: quản lý nhóm, quản lý hiệu quả, quản lý công việc cá nhân, quản lý các khoản nợ xấu, quản trị ngân hàng, quản trị dành cho lãnh đạo cấp trung, cấp cơ sở,…

- Đào tạo ngắn hạn là hình thức đào tạo có thời gian từ 6 tháng trở xuống tính cho cả khóa học. BIDV Bến Tre áp dụng cho các lớp quản lý Nhà nước, lớp trung cấp chính trị.

- Đào tạo bậc Đại học (bằng 2) là trường hợp cán bộ đã có bằng Đại học thứ nhất đúng chuyên ngành đang làm việc tại Ngân hàng, nay học thêm bằng Đại học thứ hai phù hợp với yêu cầu công tác hoặc các trường hợp đào tạo cao cấp, cử nhân chính trị.

- Đào tạo nâng cao là các khóa đào tạo chứng chỉ Sau đại học do BIDV tổ chức hoặc hình thức đào tạo dài hạn gắn với các văn bằng được Nhà nước hoặc quốc tế công nhận từ bậc Thạc sĩ hoặc tương đương trở lên. Đây là hình thức đào tạo một cách chuyên sâu, mang tính khoa học, logic cao giúp CBNV có được một cách tiếp cận mới, cái nhìn mới về cơng việc và 100% CBNV được đào tạo nâng cao tại BIDV Bến Tre giữ chức vụ từ Phó Trưởng phịng trở lên.

Ngồi các hình thức đào tạo trên, BIDV Bến Tre áp dụng hình thức luân chuyển cán bộ theo qui định của BIDV, một phần để giúp cho CBNV có khả năng thích nghi với các điều kiện thay đổi của mơi trường làm việc, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đồng thời đảm bảo được sự an toàn trong hoạt động ngân hàng, tránh các vấn đề rủi ro về đạo đức. Việc luân chuyển cán bộ dựa trên u cầu, vị trí cơng việc. Trong một số trường hợp BIDV Bến Tre cũng xem xét đến hoàn cảnh của từng CBNV để cân nhắc, luân chuyển về địa bàn phù hợp, giúp CBNV phát huy hết hiệu quả trong cơng việc đồng thời vẫn có thời gian chăm sóc gia đình.

Đối với các nội dung như bồi dưỡng kiến thức văn bản chế độ nghiệp vụ, quy trình

tác nghiệp, phải xử lý thường xun theo vị trí cơng tác được giao và theo từng nghiệp vụ: trong quá trình tác nghiệp hàng ngày của từng CBNV, Trưởng các đơn vị tại BIDV Bến Tre có sự theo dõi, ghi nhận và đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức văn bản chế độ nghiệp vụ, quy trình tác nghiệp của từng người. Trên cơ sở đó, hàng tháng tập thể mỗi đơn vị tại BIDV Bến Tre dành thời gian 01 ngày để tạo điều kiện cho CBNV nâng cao nghiệp vụ, nắm rõ về các quy trình, cập nhật các qui định mới trong công tác chuyên môn.

Từ bảng 2.10 ta thấy tổng số lượt CBNV được đào tạo qua các năm của BIDV Bến Tre liên tục tăng. Qua đào tạo; trình độ, năng lực và tri thức của Cán bộ đã được nâng lên về số lượng lẫn chất lượng, cập nhật những kiến thức mới đáp ứng ngay cho công việc, lấp dần lỗ hỏng kiến thức và kỹ năng trong quá trình thực hiện tác nghiệp, giúp nguồn nhân lực của BIDV Bến Tre thành thạo hơn trong công việc, chuyên nghiệp hơn; đồng thời chuẩn bị kiến thức mới cho nguồn nhân lực đáp ứng theo yêu

cầu phát triển của BIDV Bến Tre (thể hiện ở các bảng: 2.7; 2.8; 2.9 và 2.10). Nhìn chung, từng CBNV đã nâng cao được nhận thức thông qua sự tự giác tham gia học tập, rèn luyện đạo đức, trình độ, kiến thức và năng lực với mọi hình thức thể hiện; sự tự ý thức theo tiêu chuẩn trình độ của đa số CBNV theo từng vị trí cơng tác đã tự giác học tập để hồn thiện trình độ, sự nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, sự nâng cao trách nhiệm đối với công việc được giao và nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của người lao động,…

Đồng thời do nâng cao được nhận thức, người lao động đã quan tâm tình trạng sức khỏe của mình nhiều hơn: hàng năm người lao động đều tham gia khám sức khỏe 100%, bên cạnh đó họ cịn nhiệt tình tham gia các phong trào, hội thao, hội diễn do ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bến Tre, hệ thống BIDV và các cơ quan, ban ngành ở địa phương tổ chức với mục tiêu “vui, trẻ, khỏe để có tinh thần sảng khối làm việc hết mình”. Mặc dù đạt được kết quả đào tạo rất đáng trân trọng trong thời gian qua nhưng BIDV Bến Tre chưa có kết hợp với các cơ sở đào tạo để tư vấn cho BIDV Bến Tre có kế hoạch ứng dụng những kiến thức đã học được vào thực tiễn cơng việc. Vì vậy, tính ứng dụng sau đào tạo chưa được phát huy phù hợp với trình độ cán bộ nhân viên, cũng như đáp ứng được mong muốn về hiệu quả đào tạo của BIDV Bến Tre. Mặt khác, thách thức cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam khi hội nhập quốc tế là phải có nguồn nhân lực có chun mơn sâu về nghiệp vụ Ngân hàng mà còn phải am hiểu Luật thương mại quốc tế và được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo theo mơ hình và chuẩn mực quốc tế (Phạm Thái Hà, 2010), trong khi nguồn nhân lực của BIDV Bến Tre còn rất yếu về kiến thức và kỹ năng trên. Đây là khó khăn lớn cho BIDV Bến Tre, do đó trong thời gian tới cần quan tâm đào tạo các kiến thức và kỹ năng còn yếu trên để vượt qua thách thức và nâng cao khả năng cạnh tranh của chính mình.

Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã mang lại một số hiệu quả nhất định cho BIDV Bến Tre: làm giảm các lỗi tác nghiệp của đội ngũ CBNV qua các năm (bảng 2.11); giảm dần tỷ lệ CBNV cịn nợ tiêu chuẩn trình độ chun mơn nghiệp vụ,

ngoại ngữ qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ nợ tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ giảm một cách đáng kể (bảng 2.12); nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống CBNV (bảng 2.13 và bảng 2.14) qua các năm. Điều này chứng tỏ chương trình đào tạo và phát triển của BIDV Bến Tre đã đi đúng hướng và đạt hiệu quả khá cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hệ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)