Những tiến bộ về khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hệ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 71)

2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

2.4.5 Những tiến bộ về khoa học và công nghệ

Theo kết quả chấm điểm tại Bảng 2.17, mức độ ảnh hưởng của nhân tố này là khá mạnh (3,48 điểm). Trình độ cơng nghệ hiện tại và tương lai của BIDV Bến Tre cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực trong BIDV Bến Tre. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với công nghệ đang được áp dụng và những dự kiến trong tương lai của BIDV Bến Tre.

Thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay là cơ hội để các ngân hàng ứng dụng trong cải tiến và cho ra đời các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới phương thức quản lý nhằm tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí, tăng

hiệu quả hoạt động. Trong các năm vừa qua, hoạt động công nghệ thơng tin của BIDV đã thực sự góp phần vào việc đổi mới hoạt động ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh, thương hiệu của BIDV trên thương trường. Nhiều sản phẩm, dịch vụ mới tiện ích hơn, hiện đại hơn được triển khai như: gói dịch vụ quản lý vốn, tài khoản và tư vấn đầu tư; Thanh toán điện tử với các doanh nghiệp qua Homebanking; Thu hộ chi hộ; Thanh toán, trả lương tự động cho nhân viên và đại lý; Mạng lưới kênh phân phối tự động ATM; Các hình thức gửi tiền qua ngân hàng phong phú đa dạng; Dịch vụ vấn tin tài khoản qua điện thoại di động (BSMS); Dịch vụ nạp tiền vào điện thoại (VNTopup); Các dịch vụ thanh toán qua thẻ (POS); Dịch vụ internet banking… đã góp phần thu hút khách hàng, tăng thu nhập cho ngân hàng, đồng thời làm tăng năng suất người lao động. Ngồi ra, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin giúp công tác quản trị, điều hành ngày càng hiệu quả hơn do các thông tin, báo cáo được cập nhật nhanh chóng giúp Ban lãnh đạo có những quyết định chính xác, kịp thời góp phần tăng hiệu quả và chất lượng hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.19: Thống kê đào tạo về công nghệ của CBNV từ 2009-2011

ĐVT: người

Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính BIDV Bến Tre.

Tính đến 31/12/2011, CBNV BIDV Bến Tre có trình độ B tin học trở lên chiếm 63% (78/124) trên tổng số CBNV, trong đó CBNV có trình độ trung cấp tin học trở lên

STT Nội dung đào tạo 2009 2010 2011

1 Công nghệ thông tin 2 2 Trang bị phần mền diệt virus 1 3 Phần mềm thanh toán điện tử liên ngân hàng 3

4 Vận hành hệ thống 1 5 Sử dụng Ngân hàng điện tử đa kênh cơ bản và

nâng cao

3 6 Quản lý công nghệ thông tin cơ bản 2 7 Quản lý kênh IM-MB cơ bản 2 8 Nâng cấp thống SIBS 11 9 Hệ thống bảo mật thông tin Ngân hàng 1

10 Triển khai hệ thống Internet Banking –Moblie Banking 5

chiếm 10% (13/124) trên tổng số CBNV (Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính BIDV Bến Tre). Nhìn chung, đa số CBNV đều sử dụng thành thạo máy vi tính để xử lý cơng việc. Bên cạnh đó, để sử dụng được các sản phẩm, dịch vụ tiện ích hiện đại mà BIDV áp dụng trong toàn hệ thống thì hàng năm BIDV Bến Tre đều cử CBNV đi đào tạo.

Năm 2011 là năm đầu tiên BIDV ứng dụng hình thức đào tạo trực tuyến đối với các BIDV Bến Tre trong hệ thống, bước đầu đã mang lại một số hiệu quả thiết thực, tiết kiệm chi phí, thời gian, sức khỏe, đi lại… Tại BIDV Bến Tre đã đào tạo 89 lượt cán bộ trong năm 2011 với số lượng cụ thể từng khóa đào tạo. Cụ thể, đào tạo tiếng anh trực tuyến: 2 người; đào tạo giao dịch viên trực tuyến: 19 người; đào tạo online nghiệp vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế: 7 người; đào tạo online về triển khai chương trình thu chi hộ điện tử: 6 người; đào tạo kiến thức sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ trực tuyến: 32 người; đào tạo nghiệp vụ huy động vốn và kinh doanh vốn trực tuyến: 23 người.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại BIDV Bến Tre hiện vẫn còn một số hạn chế như các sản phẩm thẻ ATM thiếu ổn định và chưa đồng bộ, công tác thông tin báo cáo chưa tự động hồn tồn, tính chính xác chưa cao, BIDV Bến Tre hiện vẫn phải thực hiện báo cáo thủ công, mất khá nhiều thời gian. Do đó, năng suất làm việc chưa cao, hiệu quả thấp. Ngoài ra, sự vận dụng kiến thức công nghệ thông tin trong đội ngũ CBNV BIDV Bến Tre chưa được phát huy triệt để, với số lượng 13 CBNV có trình độ từ trung cấp trở lên, trong số đó có 8 CBNV có trình độ Cử nhân Tin học nhưng đa số các CBNV này đều nặng cơng việc chun mơn chính mà khơng sử dụng kiến thức tin học để giúp làm đơn giản hóa trong cách quản lý cơng việc nên năng sức lao động chưa cao so với tiềm năng vốn có, nguyên nhân đa phần là do áp lực cơng việc chun mơn khơng có quỹ thời gian dành cho công tác nghiên cứu. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong tồn hệ thống chỉ ưu tiên áp dụng ở các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại; còn ở các bộ phận quản lý chưa được quan tâm. Đến ngày 31/12/2011 BIDV vẫn chưa có phần mềm tính lương tự động được áp dụng trong tồn hệ thống; cịn chương trình quản lý nhân sự có xây dựng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng dữ liệu

để xuất các báo cáo hàng tháng, quý, năm theo qui định của BIDV. Điều này làm cho cán bộ Tổ chức mất khá nhiều thời gian vừa phải cập nhật thơng tin vào chương trình và phải xử lý thủ cơng các báo cáo theo qui định, khơng có nhiều thời gian dành cho việc nghiên cứu thực hiện công việc chuyên sâu, đồng thời cho thấy được việc ứng dụng công nghệ thơng tin ở khâu quản lý nội bộ của tồn hệ thống BIDV chưa tương xứng với quy mô phát triển của hệ thống và của một ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hệ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)