Định hƣớng chiến lƣợc, mục tiêu củaBIDV giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hệ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 80)

đến 2020

3.1.1 Định hƣớng chiến lƣợc

Phấn đấu trở thành một trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đơng Nam Á vào năm 2020. Trong đó, chú trọng 03 khâu đột phá chiến lược là:

- Hồn thiện mơ hình tổ chức chun nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

- Phát triển nhanh nguồn lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt để phát triển ổn định, bền vững.

- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tự động hoá cao trong mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.

3.1.2 Mục tiêu

3.1.2.1 Mục tiêu chung

Xây dựng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam trở thành tập đồn tài chính - ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng dựa trên 4 trụ cột chính là ngân hàng - bảo hiểm - kinh doanh chứng khốn và đầu tư tài chính hoạt động theo thơng lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các NHTM Việt Nam.

3.1.2.2 Mục tiêu ƣu tiên thực hiện

Trong giai đoạn 2012-2015, BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu tiên như sau: - Xây dựng và hồn thiện mơ hình tổ chức, quản trị, tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tản vững chắc để phát triển thành tập đồn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

- Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng, chủ động kiểm sốt rủi ro và tăng trưởng bền vững.

- Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nổ lực tiên phong thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.

- Nâng cao năng lực quản lý rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;

- Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.

- Năng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả năng suất lao động.

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia giỏi nhằm nâng cao năng suất lao động.

- Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.

- Cơ cấu lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại danh mục đầu tư, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh chính.

- Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Tiếp tục xây dựng văn hoá doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.

3.2 Định hƣớng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của BIDV Bến Tre giai đoạn 2012 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 2012 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiếp tục giữ vai trò quan trọng để đáp ứng yêu cầu hội nhập trong giai đoạn phát triển mới, là yếu tố cơ bản quyết định thắng lợi chiến lược hoạt động BIDV nói chung, BIDV Bến Tre nói riêng. Phương hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải định hướng theo các mục tiêu cơ bản: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của BIDV Bến Tre đủ về số lượng, bứt phá về chất lượng. Củng cố năng lực điều hành của đội ngũ lãnh đạo các cấp cả về nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại và các kỹ năng mềm (như kỹ năng quản lý, trình độ ngoại ngữ,...).

Tạo dựng đội ngũ chuyên gia trên các lĩnh vực chuyên môn. Đổi mới phương thức đánh giá cán bộ, thực hiện phân bổ thu nhập theo kết quả kinh doanh và kết quả hoàn thành nhiệm vụ từ đó có cơ chế động lực phù hợp nhằm không ngừng nâng cao năng sức lao động, nâng cao khả năng làm việc và cống hiến trong mơi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh với một cơ cấu tổ chức hợp lý theo thông lệ quốc tế để trở thành một yếu tố góp phần nâng cao sức cạnh tranh của BIDV nói chung và BIDV Bến Tre nói riêng trên thị trường Tài chính – Ngân hàng.

3.2.1 Mục đích, định hƣớng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất là thu hút, đào tạo và phát triển, duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần đưa BIDV trở thành Ngân hàng có chất lượng nguồn nhân lực hàng đầu trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Thứ hai là sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động, gia tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường, bảo đảm góp phần hồn thành tốt nhất Chiến lược kinh doanh của BIDV.

Thứ ba là phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, cải thiện năng suất lao động tổng hợp theo hướng thu hẹp các bộ phận hỗ trợ trung gian, cụ thể hóa đánh giá hiệu quả công việc thông qua phân tách thu nhập – chi phí theo từng sản phẩm và đơn vị.

3.2.2 Các mục tiêu lớn cần đạt đƣợc giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn 2020

Một là đáp ứng đủ về số lượng và điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với mơ hình tổ chức, hoạt động nghiệp vụ và mô thức quản lý theo yêu cầu của ngân hàng hiện đại gắn với yêu cầu về chuyển đổi TA2, đảm bảo cạnh tranh và hội nhập hiệu quả vào cộng đồng tài chính ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Hai là nâng cao toàn diện chất lượng nguồn nhân lực BIDV Bến Tre theo ba mục tiêu, yêu cầu cơ bản:

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ khả năng, kỹ năng quản trị điều hành ngân hàng hiện đại, hướng tới phục vụ khách hàng;

- Cán bộ nghiệp vụ các cấp có đủ trình độ chun mơn, kỹ năng tác nghiệp chuyên sâu theo từng nghiệp vụ/nhóm sản phẩm dịch vụ và có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại.

- Hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực hoạt động cơ bản của BIDV Bến Tre, làm nòng cốt trong việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các hoạt động ngân hàng/tài chính tiên tiến, hiện đại.

3.2.3 Các chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến 2020

3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về số lượng lao động

Bảo đảm nguồn nhân lực có đủ số lượng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng theo chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm. Tốc độ tăng nhân lực bình quân giai đoạn 2012 - 2020 khoảng 7,0%/năm. Trên cơ sở đó, tăng trưởng tối thiểu 15%/năm các chỉ tiêu năng suất lao động bình quân (tổng tài sản/người; huy động vốn/người; dư nợ/người; thu dịch vụ ròng/ người; lợi nhuận trước thuế/người)

3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng nguồn nhân lực

a. Đối với cán bộ nghiệp vụ

- Tăng tỷ lệ nhân lực có trình độ trên đại học từ 5,5 – 6%, ổn định tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học khoảng 92%, giảm tỷ lệ nhân lực chưa qua đào tạo từ trung cấp trở xuống dưới 4% (trong đó nếu làm công tác nghiệp vụ đều phải được đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ của BIDV).

- Tăng khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ tương ứng với bằng cấp đã có (chủ yếu là tiếng Anh) trong hoạt động (nghiên cứu tài liệu bằng ngoại ngữ, giao tiếp và làm việc trực tiếp với đối tác nước ngồi khơng qua phiên dịch);

- 100% cán bộ có kỹ năng mềm (giao tiếp, đàm phán, làm việc nhóm…), có kiến thức quản trị rủi ro và thường xuyên được cập nhật kiến thức mới về hoạt động ngân hàng nói chung và về nghiệp vụ có liên quan đang làm.

- 100% cán bộ chun mơn nghiệp vụ có trình độ tiếp nhận và sử dụng các chương trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động Ngân hàng; trong đó tối thiểu phải biết sử dụng tin học văn phịng, khai thác thơng tin qua internet và xử lý công việc bằng email.

- 100% cán bộ làm nghiệp vụ quản lý rủi ro được cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý rủi ro của BIDV.

- 100% cán bộ quan hệ khách hàng và giao dịch viên có kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng.

b. Đối với cán bộ quản lý

- Tăng tỷ lệ cán bộ trẻ trong các cấp lãnh đạo đương chức và quy hoạch, nhằm giảm độ tuổi bình quân ở từng cấp: từ 3-4 tuổi đối với Ban Giám đốc; từ 4-5 tuổi đối với lãnh đạo cấp phòng.

- 100% lãnh đạo cấp Trưởng phịng, Phó phịng và quy hoạch chức danh trưởng/phó phịng có kỹ năng quản lý nhóm, quản lý cơng việc, kỹ năng quản trị sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, kỹ năng quản lý bán hàng, quản trị nguồn nhân lực.

- 100% các lãnh đạo Chi nhánh (giám đốc/phó giám đốc) và quy hoạch chức danh lãnh đạo đơn vị có kỹ năng quản trị điều hành và quản trị nguồn nhân lực.

- 100% lãnh đạo các cấp có kiến thức và kỹ năng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh phù hợp với yêu cầu của từng cấp lãnh đạo.

c. Chuyên gia

- Đến năm 2013-2015, cơ bản hình thành đội ngũ chuyên gia trên các lĩnh vực chuyên môn mũi nhọn, sản phẩm mới, lĩnh vực công nghệ nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng tăng khả năng cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Trong đó có ít nhất 01 chun gia trong mỗi lĩnh vực sau: chiến lược phát triển, công nghệ thông tin, quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm, kinh doanh vốn và các sản phẩm phái sinh, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư.

- Cán bộ chuyên gia phải đáp ứng được các yêu cầu: có chứng chỉ nghiệp vụ quốc tế liên quan đến lĩnh vực đang cơng tác; có kỹ năng, kiến thức chuyên sâu, hiểu biết vượt trội trong lĩnh vực công tác và đã được chứng minh qua thực tế.

3.3 Giải pháp hồn thiện cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Bến Tre

Từ kết quả phân tích thực trạng cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở chương II và định hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của BIDV Bến Tre trong thời gian tới, BIDV Bến Tre cần thực hiện những giải pháp sau:

3.3.1 Xây dựng Quy trình đào tạo – huấn luyện, đây là một việc cần làm ngay nó

có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện cơng tác đào tạo – huấn luyện, thành lập nhóm soạn thảo Quy trình đào tạo – huấn luyện đối với BIDV Bến Tre. Quy trình đào tạo - huấn luyện phải có phối hợp chặt chẽ giữa BIDV Bến Tre với các đơn vị, từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, lên kế hoạch và chuẩn bị đào tạo, thực hiện đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo. Quy trình này giúp BIDV Bến Tre thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách bài bản, tiết kiệm thời gian và xác định rõ trách nhiệm của các thành phần có liên quan trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

3.3.2 Cải tiến mạnh mẽ một số nội dung của hoạt động đào tạo

Một là đánh giá nhu cầu đào tạo:

Quá trình đánh giá nhu cầu phải có sự tham gia của nhiều người trong BIDV Bến Tre, cụ thể là người thực hiện công việc, trưởng các đơn vị và người phụ trách đào tạo; trong đó người phụ trách đào tạo sẽ là người chịu trách nhiệm chính.

Người phụ trách đào tạo sẽ hướng dẫn cho Trưởng các đơn vị cách thức đánh giá nhu cầu đào tạo. Trưởng các đơn vị sau khi tổng hợp nhu cầu đào tạo của CBNV đơn vị mình sẽ bắt đầu đánh giá bằng việc xác định khoảng cách (hay thiếu sót) trong thực hiện công việc và xem mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào đối với kết quả cuối cùng của đơn vị mình. Sau đó, thơng qua việc phân tích ngun nhân gây nên khoảng cách, Trưởng các đơn vị sẽ xác định được những nhu cầu đào tạo của đơn vị mình là có thật hay khơng có thật, từ đó quyết định sử dụng giải pháp đào tạo hay đề nghị những giải

pháp khác để xóa đi khoảng cách. Cán bộ phụ trách đào tạo sẽ tổng hợp các nhu cầu đào tạo từ Trưởng các đơn vị và đánh giá lại một lần nữa theo bình diện chung của BIDV Bến Tre và trình về Ban Giám đốc quyết định cuối cùng.

Tiến hành đánh giá nhu cầu trước khi tiến hành tổ chức đào tạo sẽ giúp BIDV Bến Tre xác định đúng phạm vi đào tạo, hạn chế những chi phí khơng cần thiết cho đào tạo. Từ đó mới đảm bảo việc đầu tư cho đào tạo là hợp lý và mang lại kết quả cho BIDV Bến Tre.

Hai là Chuẩn bị thật tốt cho việc lên kế hoạch và chuẩn bị đào tạo:

*) Chuẩn bị đạt được sự cam kết đầy đủ của những người có liên quan trong đào tạo

Để triển khai kế hoạch đào tạo một cách thuận lợi; BIDV Bến Tre cần phải có được cam kết của những người sau:

- Ban Giám đốc, cụ thể là Giám đốc BIDV Bến Tre: sẽ hỗ trợ về mặt kinh phí, đồng thời tạo cho Phịng tham mưu về cơng tác đào tạo một số quyền hạn để thực thi kế hoạch đào tạo.

- Cấp trên trực tiếp của nhân viên sẽ được đào tạo (Ban Giám đốc hoặc Trưởng phó phịng và tương đương): Những người này đóng vai trị khá quan trọng trong suốt quá trình học tấp, đặc biệt là giai đoạn ứng dụng kỹ năng của nhân viên. Trước khi học, cấp trên trực tiếp cần cho CBNV hiểu rõ mục tiêu và lý do của chương trình đào tạo; trong quá trình học tập, cấp trên trực tiếp cần cam kết tạo điều kiện về thời gian (đối với hình thức đào tạo tập trung) để đảm bảo đầy đủ CBNV tham gia đầy đủ các khóa học; nếu cấp trên trực tiếp đóng vai trị là người kèm cặp hay đỡ đầu (hình thức đào tạo tại chỗ) thì sự cam kết tham gia nghiêm túc, kiên nhẫn là hết sức cần thiết; sau thời gian học, cấp trên trực tiếp cũng phải có trách nhiệm khuyến khích, tạo cơ hội cho CBNV áp dụng những điều đã học vào công việc.

- Bản thân người học: người học là tâm điểm của quá trình đào tạo vì vậy BIDV Bến Tre cần đảm bảo rằng người học cam kết tham gia chương trình đào tạo đầy đủ để

đạt mục tiêu học tập đặt ra ban đầu. Đặc biệt BIDV Bến Tre phải đảm bảo bản thân người học tham gia đào tạo với một thái độ chủ động chứ không phải bị “ép buộc“ tham gia. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đào tạo. Nếu ngày càng có nhiều nhân viên được nâng cao năng lực từ việc đào tạo thì họ sẽ vui vẻ tham gia và ủng hộ cho họat động đào tạo. BIDV Bến Tre nên để cho nhân viên nhận thức được rằng đào tạo khơng những có lợi cho việc thực hiện mục tiêu phát triển của BIDV Bến Tre mà cịn có lợi cho việc thực hiện mục tiêu phát triển trên con đường nghề nghiệp của mỗi cá nhân như khai thác được năng lực tiềm ẩn của những nhân viên qua đào tạo, tạo cơ hội thăng tiến, cơ hội tăng lương. Cùng với việc đào tạo, BIDV Bến Tre cũng cần để cho nhân viên nhận biết được sự coi trọng của BIDV Bến Tre đối với họ, nâng cao nhận thức của họ về giá trị của bản thân. Từ đó hình thành tính chủ động và tính tự giác trong việc tham gia đào tạo và tham gia đào tạo với thái độ tích cực để đào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện hệ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre , luận văn thạc sĩ (Trang 80)