Giải pháp nâng cao lòng ham muốn thương hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng tân thuận đến năm 2025 (Trang 74 - 107)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

3.2.4.Giải pháp nâng cao lòng ham muốn thương hiệu

3.2. Các giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu của Công ty Tân Thuận

3.2.4.Giải pháp nâng cao lòng ham muốn thương hiệu

Đây là thành phần được đánh giá cao nhất, đây là thành phần quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua bất động sản của công ty nên dù khách hàng đã đánh giá cao nhưng công ty không thể vì thế mà ít quan tâm đến việc nâng cao lòng ham muốn thương hiệu của khách hàng, nhất là trong thời gian tới cơng ty có xu hương đầu tư vào các khu vực và công việc mới. Từ kết quả phân tích thực trạng ở chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

3.2.4.1. Xây dựng và phát triển thương hiệu từ sản phẩm

Cơng ty cần phải tiến hành phân tích thị trường để xác định được phân khúc sản phẩm trọng tâm của công ty (Căn hộ/ nhà phố/ đất nền), (cao cấp, trung cấp hay bình dân/ nhà ở xã hội).

Sau khi xác định phân khúc sản phẩm, tiến hành phân tích khách hàng để xác định đối tượng khách hàng chính của doanh nghiệp (VD: người dân trên địa bàn TP.HCM có thu nhập từ 10trđ/ tháng), nhu cầu của khách hàng và tình hình cạnh tranh trên thị trường để từ đó đề ra các chính sách khách hàng đúng đắn và hiệu quả. Tiếp tục duy trì và phát huy những thế mạnh sẵn có của cơng ty, nhằm cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng, có vị trí đẹp (tọa lạc tại khu vực trung

tâm, gần chợ, trường học, bệnh viện, …) với giá thành hợp lý để dễ dàng được thị trường đón nhận, góp phần nâng cao uy tín và hình tượng của cơng ty.

Xây dựng các chương trình hỗ trợ và chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Cụ thể như bảng 3.7.

Bảng 3.7: Chương trình chăm sóc khách hàng đề xuất cho năm 2019

Hạng

Dành cho khách hàng Dành cho người thân*

Ưu đãi đặc biệt khác Quyền ưu đãi đặc biệt Quyền phổ thông Thành viên 1% cho các sản phẩm mới

- Xin giấy phép xây dựng, lắp đặt đồng hồ điện, nước (nếu có phát sinh).

- Quà tặng tết.

- Voucher 30 triệu đồng nhân dịp sinh nhật. Vàng 2% cho một sản phẩm mới. 1% cho các sản phẩm mới. 1%

- Xin giấy phép xây dựng, lắp đặt đồng hồ điện, nước (nếu có phát sinh).

- Quà tặng tết.

- Tham gia đêm nhạc tri ân.

- Voucher 50 triệu đồng nhân dịp sinh nhật. Kim cương 3% cho 01 sản phẩm mới. 5% cho 03 sản phẩm mới. 1% cho các sản phẩm mới. 2%

- Xin giấy phép xây dựng, lắp đặt đồng hồ điện, nước (nếu có phát sinh).

- Quà tặng tết.

- Tham gia đêm nhạc tri ân.

- Voucher 50 triệu đồng nhân dịp sinh nhật.

- Ưu tiên cho 01 sản phẩm của dự án mới.

Bạch kim 5% cho 01 sản phẩm mới. 8% cho 03 sản phẩm mới. 1% cho các sản phẩm mới. 2%

- Xin giấy phép xây dựng, lắp đặt đồng hồ điện, nước (nếu có phát sinh).

- Quà tặng tết.

- Tham gia đêm nhạc tri ân.

- Voucher 50 triệu đồng nhân dịp sinh nhật.

- Ưu tiên cho 02 sản phẩm của dự án mới.

*Người thân: cha mẹ ruột, anh chị em ruột của khách hàng

Để làm được điều này, giải pháp cần thiết là thành lập Phòng nghiên cứu thị trường. Tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo một đội ngũ nhân viên có chun mơn nghiệp vụ trong lĩnh vực nhằm khai thác tối đa hiệu quả nguồn nhân lực. Một phòng nghiên cứu thị trường với đầy đủ các chức năng như sau:

- Nghiên cứu tiếp thị và thông tin.

- Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu.

- Khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng.

- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu.

- Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn.

- Quản trị sản phẩm.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing cho phù hợp với từng loại sản phẩm và phân khúc thị trường mà công ty nhắm tới.

Sơ đồ tổ chức phòng nghiên cứu thị trường tác giả đề xuất như hình 3.1.

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức phịng nghiên cứu thị trường

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Phòng nghiên cứu thị trường được tổ chức theo mơ hình chức năng, theo đó có một trưởng phịng, người có trách nhiệm phối hợp các hoạt động của phịng. Các chun viên marketing có thể làm việc trong lĩnh vực quản trị hành chính marketing, quảng cáo và khuyến mãi, tiêu thụ, nghiên cứu marketing, phân phối sản phẩm.

Phòng nghiên cứu thị trường Bộ phận phát triển sản phẩm Bộ phận nghiên cứu marketing Bộ phận tiêu thụ Bộ phận quảng cáo và khuyến mãi Bộ phận quản trị marketing

3.2.4.2 Gia tăng nguồn vốn kinh doanh

Việc tăng được nguồn vốn kinh doanh giúp cơng ty có đủ điều kiện đấu thầu những dự án lớn, chủ động trong việc sử dụng vốn, giảm được rủi ro do phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn vay. Trên thực tế, để đầu tư các cao ốc theo kế hoạch Công ty phải huy động mọi nguốn vốn có thể được và có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả. Các nguồn vốn hiện nay mà cơng ty có là vay vốn ngân hàng, trả chậm của các tổ chức kinh tế khác. Để sử dụng vốn hiệu quả, công ty phải giải quyết tốt các công việc như: thu hồi nợ từ các đơn vị khác; giải phóng nhanh hàng tồn kho bằng cách giảm giá bán và năng động tìm kiếm khách hàng cho các dự án còn tồn; từng bước hạn chế chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác, chú ý đầu tư chiều sâu, cần tăng tốc độ luân chuyển vốn, cho phép nới lỏng áp lực vốn lên các dự án trung hạn và dài hạn. Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm thu hồi vốn và giảm thời gian vốn lưu lại từng khâu từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh, cụ thể là sắp xếp hồ sơ, nghiên cứu và đánh giá hồ sơ nợ, từ đó cơng ty xây dựng kế hoạch thu nợ phù hợp.

Một số biện pháp tác giả đề xuất như sau:

Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa, đẩy nhanh tiến độ thi công xây

lắp, hạn chế tình trạng ứ đọng vốn và lãng phí trong q trình sản xuất bằng cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm thời gian từ đó có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất. Sau khi đưa sản phẩm ra thị trường cần tổ chức hợp lý các kênh tiêu thụ, đi liền với các hoạt động marketing xúc tiến bán hàng.

Thứ hai, huy động vốn thông qua hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức

cá nhân trong và ngồi nước. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp trong và ngồi nước có tiềm lực về tài chính, năng lực quản lý tốt nhưng chưa tìm được mặt bằng phù hợp để đầu tư dài hạn sẽ là đối tác thích hợp cho việc hợp tác liên doanh với công ty. Kết hợp với hiện trạng cơng ty đang có những khu đất có diện tích lớn nằm ở những vị trí phù hợp cho lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ, triển lãm, khu dưỡng lão, trường học quốc tế, du lịch sinh thái, nơng nghiệp chất lượng cao, ... Ngồi ra họ sẽ mang các quy trình, chuẩn mực theo tiêu chuẩn quốc tế vào áp dụng cho doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp được nâng tầm cả về chất lẫn về lượng.

Thứ ba, thu hút vốn từ các tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng mặt bằng và

nhà ở. Giải pháp các doanh nghiệp trong ngành xây dựng hiện nay là bán căn hộ và cho thuê mặt bằng khi đang hình thành tài sản (được phép theo dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đã được thông qua vào cuối năm 2014 và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2015). Vấn đề quan trọng là đưa ra giá cả và thời gian góp vốn phù hợp với nhu cầu đầu tư về nhà ở và mặt bằng kinh doanh trong tương lai.

Thứ tư, đề xuất Chủ sở hữu tham gia góp vốn theo từng dự án. Nên đề xuất

Chủ sở hữu cùng góp vốn để thực hiện dự án cụ thể với tỉ lệ phân chia lợi nhuận xác định. Cơng ty có thể hồn vốn và lợi nhuận cho chủ sở hữu bằng sản phẩm của dự án. Đây là giải pháp quan trọng để công ty đạt được các mục tiêu chiến lược trong điều kiện ngân hàng đòi hỏi tỉ lệ vốn đối ứng cao.

3.2.4.3 Áp dụng các hình thức khuyến mãi linh hoạt

Hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản áp dụng khá nhiều hình thức khuyến mãi trong khi như đã phân tích ở chương 2, Cơng ty Tân Thuận cịn khá cứng nhắc trong chuyện này. Việc khuyến mãi có thể góp phần kích thích nhu cầu của khách hàng do đó Cơng ty Tân Thuận cần áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi một cách linh hoạt tùy vào đối tượng khách hàng và dự án để thu hút được sự quan tâm của khách hàng cũng như gia tăng lòng ham muốn của khách hàng đối với bất động sản của công ty. Tuy nhiên, cần nghiên cứu khách hàng, thị trường để có thể áp dụng khuyến mãi hiệu quả vì khuyến mãi q nhiều cũng có thể gây ấn tượng khơng tốt về thương hiệu, khách hàng có thể sẽ cho rằng chất lượng bất động sản của công ty không tốt. Các giải pháp về khuyến mãi đã được trình bày trong phần giải pháp về thái độ đối với chiêu thị ở mục 3.2.1.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Nâng cao giá trị thương hiệu là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp được các nhà đầu tư, đối tác và khách hàng biết đến, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

Trong chương này, tác giả đã trình bày mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHH Một Thành Viên Đầu tư Và Xây dựng Tân Thuận đến năm 2025.

Dựa trên kết quả khảo sát và thực trạng của công ty ở thời điểm hiện tại, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết các vấn đề hiện đang tồn tại ở công ty để nâng cao giá trị thương hiệu của Công ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Và Xây Dựng Tân Thuận trong thời gian tới.

Cấu trúc phân tích và các giải pháp đưa ra đều dựa trên mơ hình 4 nhân tố về nâng cao giá trị thương hiệu là: mức độ nhận biết thương hiệu, lòng ham muốn thương hiệu, thái độ đối với chiêu thị và chất lượng cảm nhận.

KẾT LUẬN

Thị trường kinh doanh ln là một chiến trường khóc liệt đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh BĐS. Ngồi việc có nguồn vốn đủ mạnh để đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh BĐS rất cần thiết có một thương hiệu mạnh để tồn tại và phát triển. Nhằm tiếp tục duy trì và phát triển một cơng ty đang có chỗ đứng trên thị trường, việc quan tâm xây dựng và phát triển thương hiệu là điều mà các doanh nghiệp đều rất quan tâm, Công ty Tân Thuận cũng không phải là ngoại lệ.

Đề tài: “Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Công ty TNHH Một Thành

Viên Đầu tư Và Xây dựng Tân Thuận đến năm 2025” có ý nghĩa trong việc giúp

ban lãnh đạo có cái nhìn tổng quan các hoạt động nhằm nâng cao giá trị thương hiệu của công ty.

Nghiên cứu về cơ bản đã thực hiện được các mục tiêu đã đề ra ban đầu như: - Phân tích thực trạng về các thành phần ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của Công ty Tân Thuận.

- Từ việc phân tích thực trạng căn cứ vào tình hình thực tế giá trị thương hiệu của Công ty Tân Thuận, tác giả đề xuất 4 giải pháp chính nhằm tăng cường giá trị thương hiệu của Công ty tân Thuận thông qua các thành phần tác động như: (1) Nâng cao giá trị thương hiệu thông qua nhận biết thương hiệu; (2) Nâng cao giá trị thương hiệu thông qua ham muốn thương hiệu; (3) Nâng cao giá trị thương hiệu thông qua thái độ chiêu thị; (4) Nâng cao giá trị thương hiệu thông qua chất lượng cảm nhận.

Tuy nhiên, đề tài cũng còn một số hạn chế:

- Tác giả lấy mẫu thuận tiện và số lượng mẫu chỉ là 150 với 131 mẫu hợp lệ, kích thước mẫu khơng lớn cùng với những điều kiện khách quan khác trong q trình khảo sát nên độ tin cậy có thể khơng cao.

- Tác giả chưa tiến hành kiểm định sự phù hợp của mơ hình bằng phân tích hồi quy hay phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM để có được một mơ hình nghiên cứu tổng quát hơn.

- Ngồi những thành phần nêu trong mơ hình có thể có những thành phần khác của giá trị thương hiệu hiệu Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Và Xây dựng Tân Thuận mà tác giả chưa tìm hiểu.

- Các giải pháp mà tác giả đề xuất cịn dừng ở góc độ chung, chưa chi tiết trong việc áp dụng vào điều kiện thực tế của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Và Xây dựng Tân Thuận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS tập 1 và 2, Nhà xuất bản Hồng Đức.

2. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động.

3. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2002. Giá trị thương hiệu trong thị trường hàng tiêu dùng.

Danh mục tài liệu tham khảo nước ngoài

4. Aaker, D. A., 1991. Managing Brand Equity – Capitalizing on the value of a Brand

Name. The Free Press, A Division of Macmillan, Inc, New York.

5. Aaker, D.A, 1996. Measuring Brand Equity Across Products and Markets.

California Management Review, 38 (3): 102 – 120.

6. Broadbent, S. (2000) What Do Advertisements Really Do For Brands? International Journal of Advertising, Vol. 19, No.2

7. Dawar, N. (2004) What Are Brands Good For? MIT Sloan Management Review, Vol. 46, No.1, pp. 31-37.

8. De Chernatony, L. and Dall’Olmo Riley, F. (1998a) Defining a Brand: Beyond the

Literature with Experts’ Interpretations. Journal of Marketing Management, Vol. 14,

No.5, pp. 417-443.

9. De Chernatony, L./Abimbola, T./Cottam, S. (2007): “Critical Issues in Brand Man

agement”, in: Journal of Marketing Management, Vol. 23, Issue 1, pp. 1‐5.

10. Doyle, P. (1989) Building Successful Brands: The Strategic Options. Journal of

Marketing Management, Vol. 5, No.1, pp. 77-95.

11. Farguhar, P., Han J., and Ijiri Y. (1991) Recognising and Measuring Brand Assets. Marketing Science Institute Working Papers Series. Cambridge: Report No. 91-119.

12. Graham, P., Harker, D., Harker, M. and Tuck, M. (1994) Branding Food Endorsement Programs. The National Heart Foundation of Australia. Journal of Product and Brand Management, Vol. 3, No. 4, pp. 31-43.

13. Hamel, J., Dufour, S. and Fortin, D. (1993) Case Study Methods. Qualitative Research Methods Series, Vol. 32. London: Sage Publications.

14. Kamakura, W. and Russel, G. (1993) Measuring Brand Value with Scanner Data.

International Journal of Research in Marketing, Vol. 10, No. 1, pp.9-22.

15. Kapferer J.N., 1992. Strategic Brand Management. New York and London: Kogan Page.

16. Keller, K.L, 1996. Strategic Brand Management. Upper saddle River. NJ: Prentice Hall.

17. Knox S. and D. Bickerton (2003) The Six Conventions of Corporate Branding. European Journal of Marketing, Vol. 37, No.7/8, pp. 998–1016.

18. Kotler P. and Keller K.L., 2006, Marketing Management, Pearson Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey, 12th Edition

19. Lassar, W., Mittal B. , and Sharma A. (1995) Measuring Customer-Based Brand Equity. Journal of Consumer Marketing 12(4): 11-19.

20. Morris, B. (1996) The Brand's the Thing. Fortune, Vol. 133, No. 4, pp. 28-38. 21. Park, C. and Srinivasan, V. (1994) A Survey-Based Method for Measuring and

Understanding Brand Equity and Its Extendibility. Journal of Marketing Research,

Vol.31, No. 2, pp. 271-288.

22. Rangaswamy, A., Burke, R. and Oliva, T. (1993) Brand Equity and the Extendibility

of Brand Names. International Journal of Research in Marketing, Vol.10, No. 3, pp.

61-75.

23. Ries, A. and Ries L. (2000) The 22 Immutable Laws of Branding. London: Profile Books Ltd.

24. Simon, C. and Sullivan, M. (1993) The Measurement and Determinants of Brand

25. Srivastava, R. and Gregory, T. (2010) Managing Brand Performance: Aligning Positioning, Execution and Experience. Journal of Brand Management, Vol. 17

(July), pp. 465–471.

26. Strizhakova, Y., Coulter, R. and Price, L. (2008) The Meanings of Branded Products:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng tân thuận đến năm 2025 (Trang 74 - 107)