Giải pháp tại các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 30)

1.2 Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán của các ngân hàng

1.2.6.1 Giải pháp tại các Ngân hàng thương mại

Hiện nay, nhằm giảm thiểu rủi ro khi phát hành BLTT, các NHTM thường yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ một khoản tiền mặt theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị bảo lãnh theo quy tắc gia tăng tài sản có có hệ số rủi ro thấp cho ngân hàng. Tỷ lệ ký quỹ nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ rủi ro của một giao dịch BLTT phát sinh, giá trị ký quỹ bảo lãnh càng cao khi mức độ rủi ro càng cao và ngược lại.

Bên cạnh việc ký quỹ bảo lãnh, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng thế chấp bổ sung sổ tiết kiệm, bất động sản, xe ô tô, tài sản khác… để đảm bảo cho nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh trong một số trường hợp. Tài sản có tính thanh khoản càng cao như sổ tiết kiệm, tín phiếu ngân hàng… sẽ được ngân hàng ưu tiên nhận thế chấp, tiếp theo là các tài sản có tính thanh khoản thấp hơn.

Ngồi ra, một số các giải pháp đã được nghiên cứu trước đây và đưa vào thực hiện tại các NHTM như sau:

Hạn chế rủi ro quản trị hệ thống

Phân quyền phê duyệt cấp phát bảo lãnh: các NHTM cần thực hiện phân

quyền để kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ theo từng mức độ thông qua việc quy định các mức giới hạn cấp bảo lãnh từ giám đốc chi nhánh, giám đốc khu vực cho đến Hội đồng tín dụng, Hội đồng thành viên…

Giám sát chặt chẽ việc phát hành bảo lãnh tại ơn v : NHTM cần giao cho

cá nhân đáng tin cậy quản lý con dấu ngân hàng một cách chặt chẽ; xây dựng cơ chế giám sát các cam kết bảo lãnh theo quy định của pháp luật bằng cách quản lý phôi bảo lãnh như giấy tờ có giá của ngân hàng; nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến để qua đó giúp doanh nghiệp thụ hưởng bảo lãnh khi nhận được thư bảo lãnh có thể tự kiểm tra tính chân thực của bảo lãnh, phát hiện kịp thời những rủi ro có thể xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh gây thiệt hại cho các bên.

Nâng cao chất lượng tín dụng: để hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, các cán bộ tín dụng cần phải tn thủ đúng quy trình bảo lãnh và thực hiện thẩm định một cách chặt chẽ phương án bảo lãnh thanh toán của khách hàng thông qua việc thẩm định pháp lý, năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng như không thể bỏ qua khả năng điều hành, tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo doanh nghiệp. Ngồi ra, khi thẩm định tín dụng cán bộ ngân hàng cần phải thực hiện kiểm tra thông tin đa chiều để so sánh, đối chiếu và phân tích nhằm đảm bảo tính chân thực khách quan của các thông tin thẩm định.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý các món bảo lãnh: Việc kiểm tra, giám sát các món bảo lãnh có thể giúp NHTM kiểm tra việc thực hiện các cam kết của khách hàng theo hợp đồng gốc và hợp đồng bảo lãnh, từ đó phát hiện kịp thời những vi phạm và có cách xử lý phù hợp nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. NHTM cần thực hiện các bước kiểm tra cơ bản như giám sát hoạt động tài khoản thanh toán của doanh nghiệp để phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu có, hoặc định kỳ cán bộ khách hàng viếng thăm và kiểm tra cơ sở kinh doanh của khách hàng để đánh giá tính chất thơng suốt của hoạt động doanh nghiệp.

Hạn chế rủi ro gian lận, lừa đảo, giả mạo

Đào tạo nghiệp vụ bảo lãnh cho nhân viên: NHTM cần chú trọng đến công

tác đào tạo nhân viên, đây khơng đơn thuần là chính sách về con người mà cịn là một biện pháp thiết thực để quản lý rủi ro. Một đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tốt sẽ nhận diện được rủi ro tiềm ẩn trong các phương án tín dụng, bảo lãnh, từ đó sẽ đưa ra các quyết định bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng. NHTM cần biên soạn một cẩm nang nghiệp vụ bảo lãnh nhằm hệ thống hóa và chuyển hóa các kiến thức vào thực tiễn.

Đào tạo, bồi dưỡng ạo ức nhân viên ngân hàng: Bên cạnh công tác đào

tạo nghiệp vụ thì bồi dưỡng đạo đức nhân viên cũng là một cơng tác có sự quan trọng không kém giúp giảm thiểu rủi ro do gian lận, lừa đảo, giả mạo trong các giao dịch bảo lãnh cho NHTM.

Xây dựng quy trình bảo l nh và c c thông b o hướng dẫn cụ thể: NHTM

cần xây dựng một quy trình bảo lãnh và đưa ra các hướng dẫn một cách cụ thể để cán bộ ngân hàng dựa vào đó thực hiện theo hướng chun mơn hóa cao, chẳng hạn việc thẩm định phải giao cho một bộ phận chuyên trách tách biệt với bộ phận khách hàng nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định hồ sơ, nhờ đó giảm thiểu tối đa các rủi ro về mặt pháp lý cho các phương án phát hành bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)