Quản lý con dấu, phôi bảo lãnh chặt chẽ hơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 69)

2.2.3 .4Các biện pháp hạn chế rủi ro pháp lý

3.1 Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại

3.1.1.2 Quản lý con dấu, phôi bảo lãnh chặt chẽ hơn

Như trong chương II đã phân tích về thực trạng rủi ro bảo lãnh tại các NHTM Việt Nam, có thể thấy việc quản lý con dấu lỏng lẻo của các đơn vị có trách nhiệm trong các NHTM cũng đã tạo điều kiện cho một số các đối tượng thực hiện hành vi gian dối, phát hành BLTT khống, chào bán cho các công ty có nhu cầu về chứng thư bảo lãnh.

Để phòng ngừa những rủi ro đã xảy ra như trên, ngân hàng Nhà Nước đã yêu cầu các TCTD rà sốt và ban hành đầy đủ quy trình quản lý, sử dụng và bảo quản con dấu tại đơn vị. Ngồi ra, các ngân hàng cũng cần tăng cường cơng tác quản lý nhân sự, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng con dấu. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu lừa đảo, TCTD cần khẩn trương báo cáo ngân hàng Nhà nước và cơ quan pháp luật để ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần phải thực hiện quản lý phôi bảo lãnh một cách chặt chẽ. Hiện tại, một số các ngân hàng (Sacombank) đã thực hiện quản lý phôi thư bảo lãnh như các ấn chỉ ấn phẩm quan trọng của ngân hàng (tương tự như quản lý phơi thẻ tiết kiệm). Theo đó, các phơi thư bảo lãnh sẽ được phân phối cho các chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM với số lượng nhất định. Khi phát hành bảo lãnh, các đơn vị hạch toán phải thực hiện nhập số seri trên phôi bảo lãnh để bộ phận kiểm soát rủi ro của ngân hàng quản lý được số lượng Thư bảo lãnh đã phát hành thông qua số lượng phôi Thư bảo lãnh này, hạn chế tối đa rủi ro việc các đối tượng lừa đảo, gian lận phát hành thư bảo lãnh giả, thư bảo lãnh khơng thực.

Vì vậy, để tăng tính chặt chẽ trong hoạt động phát hành thư bảo lãnh, đặc biệt là các giao dịch BLTT, các NHTM cần đảm bảo thực hiện đúng các quy định về việc quản lý, sử dụng và bảo quản con dấu tại đơn vị cũng như các quy định về

việc ký phát hành trên thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh. Các NHTM cần triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống các NHTM việc quản lý các phôi thư bảo lãnh theo dạng các ấn chỉ, ấn phẩm để kiểm sốt chặt chẽ quy trình phát hành bảo lãnh, giảm thiểu rủi ro gian lận, lừa đảo cho ngân hàng.

3.1.1.3 Tiếp tục tăng cường việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động bảo lãnh tại các đơn vị kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)