2.2.3 .4Các biện pháp hạn chế rủi ro pháp lý
3.1 Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại
3.1.2.2 Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp
Mỗi TCTD sẽ có khẩu vị rủi ro khác nhau tùy thuộc vào mức độ rủi ro cho phép đối với các phương án cấp tín dụng, phát hành bảo lãnh, L/C… Tuy nhiên hầu hết hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam hiện nay chưa được xây dựng một cách bài bản, dẫn đến những rủi ro xảy ra một cách đáng tiếc. Nhiều NHTM vẫn có quan điểm sai lầm là xem quản trị rủi ro chỉ là “sân sau”, là hoạt động khơng đóng góp vào kết quả kinh doanh nên khơng đầu tư xứng đáng.
Xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó. Vì vậy, bên cạnh nỗ lực giải quyết các khoản nợ xấu từ hoạt động cấp tín dụng trong quá khứ, các NHTM Việt Nam cần chuẩn bị các bước dài hơi
hơn bằng cách xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến, nhằm phòng ngừa rủi ro trong tương lai, thay vì phải giải quyết “sự đã rồi”.
Cụ thể, ngân hàng cần xây dựng một giới hạn được xác định là vành đai an tồn hay cịn gọi là khẩu vị rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng nói chung và các hoạt động cấp phát bảo lãnh trong và ngồi nước nói riêng. Khẩu vị rủi ro cần được quy định dưới dạng văn bản lưu hành nội bộ và được truyền tải đến tất cả các cán bộ nhân viên cùng thực hiện một cách thống nhất (hiện tại được quy định dưới dạng chính sách tín dụng từng thời kỳ của các ngân hàng). Từ các giới hạn được xác định trên, các NHTM ngân hàng cần xây dựng, triển khai và duy trì một khn khổ tích hợp tồn diện vào các quy trình Quản trị rủi ro nói chung phù hợp với pháp luật Việt Nam và các nguyên tắc thông lệ quốc tế như hiệp ước Basel… nhằm quản trị toàn diện và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.