Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 73)

2.2.3 .4Các biện pháp hạn chế rủi ro pháp lý

3.1 Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại

3.1.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng

Cán bộ, nhân viên ngân hàng là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Đặc biệt cán bộ tín dụng là yếu tố trung tâm và quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng ở các NHTM Việt Nam. Nhân viên ngân hàng có trình độ chun mơn cao, dày dặn kinh nghiệm và tinh thông nghiệp vụ, thơng thường đều có những đánh giá chính xác và quản lý hồ sơ phương án khách hàng chặt chẽ và hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao trình độ nhân viên ngân hàng cần quan tâm một số các yếu tố sau:

Thay đổi nhận thức của nhân viên ngân hàng về hoạt động bảo lãnh thanh toán

Một số nhân viên ngân hàng chưa nhận thức đúng đắn mức độ rủi ro trong hoạt động BLTT, họ thường đánh giá hoạt động bảo lãnh là lĩnh vực cấp tín dụng an tồn hơn cho vay vì khách hàng khơng nhận tiền vay từ ngân hàng, từ đó, việc quản lý cũng như xét duyệt các hồ sơ bảo lãnh không được chặt chẽ như cho vay. Vì thế, các NHTM cần tăng cường công tác đào tạo về tư tưởng giúp CBNV nhận thức đúng và đủ bản chất của BLTT cũng như các rủi ro có thể phát sinh từ nghiệp vụ thông qua các buổi chia sẻ kinh nghiệm tại các CN/PGD, phân tích các trường hợp rủi ro phát sinh tại các ngân hàng để rút kinh nghiệm.

Nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên không chỉ trong công tác thẩm định các khoản vay vốn mà cịn cả trong cơng tác thẩm định các phương án phát hành bảo lãnh thanh toán

Cũng như tất cả hoạt động cấp phát tín dụng khác, rủi ro của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng luôn đồng biến với giá trị bảo lãnh, giá trị càng cao thì rủi ro càng nhiều. Bởi thế, việc đào tạo kỹ năng thẩm định, chuyên môn của đội ngũ nhân viên rất quan trọng. Các ngân hàng cần xây dựng đội ngũ nhân viên có kỹ năng chun mơn tốt, có khả năng thẩm định khách hàng và phương án phát hành bảo lãnh nhằm xây dựng một chính sách chuyên biệt cho khách hàng để quản trị được rủi ro có thể xảy ra.

Các ngân hàng cần xác định rõ bản chất của bảo lãnh cũng giống như một khoản cấp tín dụng thơng thường. Theo đó, cơng tác quản trị rủi ro đối với nghiệp vụ bảo lãnh không nên đặt quá nặng, quá chặt ở khâu ràng buộc trách nhiệm giữa ngân hàng với bên nhận bảo lãnh. Vấn đề trọng tâm cần đặt ra trước khi ngân hàng triển khai nghiệp vụ bảo lãnh cho một khách hàng cụ thể đó là việc đánh giá và thẩm định kỹ lưỡng khả năng thực hiện thanh toán hợp đồng của khách hàng, tiếp đến là khả năng trả nợ của khách hàng của khách hàng trong trường hợp cấp tín dụng dự phịng cho khoản BLTT đó, cũng như khả năng xử lý tài sản bảo đảm khi khách hàng khơng thanh tốn được khoản nợ phát sinh từ thanh tốn bảo lãnh. Ngồi ra, cũng cần phải đánh giá được tính trung thực của giao dịch phát hành bảo lãnh cũng như uy tín của bản thân khách hàng được bảo lãnh và uy tín của người thụ hưởng. Thẩm định mang lại một cái nhìn bao quát nhất về tình hình tài chính của khách hàng ở thời điểm hiện tại, khả năng và kế hoạch hoàn trả nợ của khách hàng trong tương lai. Người thẩm định cần phải biết kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau để so sánh đối chiếu đảm bảo tính chính xác về nguồn thông tin nhận được, sau đó xử lý các thơng tin, phân tích và đưa ra quyết định đồng ý hay từ chối bảo lãnh.

Tăng cường công tác tổ chức, đào tạo nhân viên

Có thể thấy, năng lực chun mơn và kỹ năng thẩm định, kiểm tra giám sát của nhân viên ngân hàng được đặt lên hàng đầu. Do đó, để đáp ứng được các yêu cầu trên, các NHTM cần phải tổ chức các chương trình đào tạo định kỳ một cách bài bản, tổng thể về dịch vụ sản phẩm của ngân hàng, trong đó bao gồm hoạt động bảo lãnh, đặc biệt về BLTT, đồng thời lập kế hoạch cử các cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các giải pháp hạn chế rủi ro nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lại. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện. Việc đào tạo phải được

thực hiện nghiêm túc, có kiểm tra đánh giá cụ thể và xem đây là một trong những yêu cầu cần thiết để các nhân viên mới trở thành nhân viên chính thức của ngân hàng.

NHTM cần làm cho các nhân viên của mình hiểu rõ tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu học tập để cập nhật các kiến thức về chuyên môn, xã hội, gắn lý luận với thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả. Ngân hàng cần cung cấp những chiếc khiên bảo vệ vững chắc cho cán bộ - nhân viên mình để phịng tránh rủi ro cho họ và cho chính ngân hàng. Chiếc khiên bảo vệ đó chính là kiến thức, thơng tin, sự hiểu biết về nghiệp vụ bảo lãnh và các kiến thức cơ bản liên quan đến nghiệp vụ bảo đảm tiền vay như: cách thức lựa chọn hình thức bảo đảm an tồn nhất; cách thức xác định loại tài sản bảo đảm nên nhận, loại tài sản bảo đảm không nên nhận; hệ thống rủi ro tồn tại trong các nhóm tài sản bảo đảm, khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề sở hữu tài sản.

Ngoài ra, các NHTM cũng cần tổ chức các cuộc thi đua về nghiệp vụ chuyên môn bên cạnh các vấn đề về xã hội. Qua đó, một mặt khen thưởng khích lệ nhân viên, mặt khác có thể rút ra những yếu kém hiện tại của bộ máy nhân sự để có thể có những biện pháp cải thiện kịp thời.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 73)