nước ngoài trong hoạt động bảo lãnh và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam:
Bảo lãnh ngân hàng đã ra đời và được sử dụng rộng rãi từ đầu thập niên 70, bắt nguồn từ sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia sản xuất dầu hoả ở Trung Đông trong thời gian này cho phép họ ký kết những hợp đồng lớn với các công ty phương Tây cho những dự án lớn như cải tiến cơ sở hạ tầng, các tiện ích cơng cộng, dự án cơng nơng nghiệp và quốc phịng, từ đó phát sinh nhu cầu BLTT.
Bảo lãnh ngân hàng được sử dụng mạnh mẽ trên thế giới và đạt được doanh số kỷ lục. Chỉ riêng tại Hà Lan, doanh số các loại bảo lãnh do các ngân hàng Hà Lan phát hành trong năm 1980 là 12. 850 triệu NGL. Con số này tăng lên 26. 281
triệu NGL vào năm 1990. (Theo số liệu công bố ngày 10/7/1990 của Uỷ ban kiểm sốt của ngân hàng trung ương Hà Lan). Cịn theo Uỷ ban soạn thảo Điều khoản sửa đổi Luật thương mại Hoa Kỳ: Đến cuối 1995 số tiền bảo lãnh còn hiệu lực tại các ngân hàng Hoa Kỳ lên tới 500 tỷ USD trong đó bảo lãnh của khách hàng Mỹ là 250 tỷ. Trị giá của từng loại bảo lãnh cũng lên tới hàng chục triệu USD. Theo thống kê của các nhà ngân hàng Mỹ thì chỉ có 1% trên tổng số bảo lãnh phát hành ở nước này bị người thụ hưởng yêu cầu thanh toán. Ở một số nước, bảo lãnh được thực hiện bởi các công ty bảo hiểm như Mỹ, Canada…
Tại Việt Nam ngày nay, các hoạt động thương mại, dịch vụ tại các NHTM ngày càng phát triển, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của một khối lượng khách hàng rất lớn. Các ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi đặt chân vào Việt Nam, cũng tham gia vào cuộc chạy đua khốc liệt, cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng và mở rộng thị trường trong hoạt động bảo lãnh. Họ là những ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm và có cách xử lý tiên tiến cùng với khoa học kỹ thuật hiện đại hơn nước ta nhiều, do đó việc học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm thực tế từ các ngân hàng nổi bật như HSBC, ANZ … là điều rất cần thiết.
HSBC (Hongkong Shanghai Banking Corporation)
Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC khai trương ngân hàng 100% vốn nước ngoài và trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con đi vào hoạt động tại Việt Nam. Hiện tại, HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng. Với hơn 140 năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam, HSBC cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Bài học kinh nghiệm 1: Hệ thống giám sát nội bộ của ngân hàng này được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Bộ phận giám sát nằm tại chi nhánh làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan.
Bài học kinh nghiệm 2: Đội ngũ nhân viên được đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng với nền tảng công nghệ rất phát triển hỗ trợ nhân viên thực hiện công việc
tư vấn, cấp bảo lãnh nhanh, chính xác. Cơng việc quản lý rủi ro cũng tốt hơn rất nhiều.
Theo thực tế cho thấy, việc kiểm soát sau cho vay hoặc phát hành các dịch vụ tín dụng như bảo lãnh, phát hành L/C… tại HSBC được thực hiện rất chặt chẽ. Sau khi cung cấp các dịch vụ tín dụng cho khách hàng, định kỳ hàng tháng các nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tình hình mua bán hàng hóa… và ngay khi phát hiện bất ổn từ phía khách hàng, các nhân viên tín dụng lập tức báo cáo cấp quản lý có thẩm quyền để đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời như làm việc với khách hàng khắc phục hậu quả, giảm giá trị tín dụng… nhằm bảo tồn vốn và tránh những hậu quả đáng tiếc cho HSBC. Đây là điều mà các NHTM cần học tập từ HSBC trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình.
ANZ (Australia and New Zealand Banking Group Limited)
Vào năm 2008, ANZ là một trong ba ngân hàng nước ngoài đầu tiên được Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập NHTM có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Giấy phép này đã cho phép ANZ đẩy mạnh chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động tại Việt Nam, thành lập nhiều chi nhánh và phòng giao dịch tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2009.
Về bài học kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh: Việc giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện bảo lãnh được thỏa thuận thống nhất và ghi cụ thể khi ký kết hợp đồng và ngân hàng này rất quan tâm đến uy tín của tổ chức đứng ra phân xử, thường là trọng tài quốc tế mà cả hai bên lựa chọn ở nước sở tại của ngân hàng, của khách hàng hoặc nước thứ ba. ANZ cũng đã ban hành bản “Các điều khoản về thương mại của ANZ” tháng 09/2010, nêu rõ các quy định áp dụng đối với các hình thức thương mại, thanh toán quốc tế, bảo lãnh được thực hiện tại ANZ, điều này cho thấy sự rõ ràng và minh bạch trong việc áp dụng luật khi có sai phạm, mâu thuẩn xảy ra giữa ngân hàng và khách hàng.
Nghiên cứu trong nước: Tác giả tham khảo một số bài nghiên cứu đề cập
đến hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam:
- Trương Thị Thu Hằng, 2013. Giải pháp hoàn thiện hoạt ộng bảo lãnh tại
NHTMCP Á Châu. Luận văn thạc sỹ. Trường đại học Kinh tế TPHCM): Bài
nghiên cứu này nêu ra sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Á Châu, trong đó nêu một số các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh nhưng còn khá sơ sài, chưa nghiên cứu sâu vào rủi ro trong hoạt động này. Bài viết chưa có sự so sánh phân tích với số liệu các ngân hàng khác; mặc dù có nêu kinh nghiệm từ các ngân hàng bạn nhưng khi đề xuất giải pháp không đề cập đến việc học hỏi các kinh nghiệm đó.
- Phan Thị Thanh Xuân. 2014. Phát triển d ch vụ bảo lãnh tại một số NHTM Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Kinh tế TPHCM. Bài nghiên cứu nêu ra
cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh ngân hàng, phân tích thực trạng hoạt động cũng như thực trạng về rủi ro trong hoạt động này, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển hoạt động bảo lãnh và hạn chế rủi ro, trong đó giải pháp hạn chế rủi ro bao gồm việc xây dựng quy trình bảo lãnh, giám sát việc phát hành bảo lãnh thông qua việc quản lý con dấu và cơ chế giám sát, nâng cao chất lượng thẩm định cũng như chú trọng công tác tiếp nhận – xử lý tài sản đảm bảo và tăng cường giám sát quản lý các món vay bảo lãnh để giảm thiểu rủi ro tín dụng, đào tạo nghiệp vụ bảo lãnh cho nhân viên và phối hợp với các định chế tài chính về tổ chức phịng chống tội phạm để giảm thiểu rủi ro gian lận lừa đảo. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ chọn phân tích 6 ngân hàng bao gồm Vietcombank, Eximbank, ACB, Sacombank, HD Bank, Đông Á, các ngân hàng này khơng đại diện được tồn bộ hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam.
Tác giả cũng tham khảo một số bài nghiên cứu về bảo lãnh của nước ngoài:
- The Fraud Exception in Bank Guarantee (Grace Longwa Kayembe. 2008). Bài nghiên cứu này nêu ra lý luận tổng quan về bảo lãnh, các loại bảo lãnh cùng với các khái niệm về gian lận trong giao dịch bảo lãnh tại một số nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc..., phân tích thực trạng và các loại gian lận có
thể xảy ra, đồng thời nêu ra trách nhiệm của ngân hàng sau khi phát hành bảo lãnh, sau khi thanh tốn. Theo phân tích của tác giả, luật của các ngân hàng nước ngoài cho phép họ từ chối thanh toán bảo lãnh đối với các giao dịch gian lận.
Nội dung của các nghiên cứu trước đa phần đề cập đến tổng quan về hoạt động bảo lãnh nói chung, khơng phân ra từng loại bảo lãnh cụ thể, nêu ra các số liệu của hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng qua các năm, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển, hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng trong tương lai, trong đó cũng có đề cập về vấn đề quản trị rủi ro nhưng mang tính chất chung cho tất cả các loại bảo lãnh ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả hệ thống lại các cơ sở lý luận về BLTT tại NHTM. Đầu tiên tác giả nêu các khái niệm cơ bản về BLTT ngân hàng theo thế giới, theo Luật của Việt Nam, từ đó nêu quan điểm cá nhân của tác giả, phân loại và nêu ra các đặc điểm, vai trò và chức năng của chúng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra định nghĩa và phân loại các loại rủi ro trong hoạt động BLTT của các NHTM.
Ngoài các định nghĩa trên, tác giả cũng đề cập đến một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam đồng thời cũng nêu ra một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động này bao gồm hai loại chủ quan và khách quan.
Phần cuối chương 1, tác giả nêu ra một số các cơ sở pháp lý của hoạt động BLTT trong và ngoài nước, đồng thời nêu lên một số bài học kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
Những nội dung tại chương 1 là những cơ sở lý luận nền tảng để từ đó tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam ở chương tiếp theo và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro này trong chương 3.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG R I RO TRONG HOẠT ĐỘNG B O LÃNH THANH TOÁN C A CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam mại Việt Nam
Để có thể thấy rõ hơn tình hình phát triển của hoạt động BLTT tại Việt Nam, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn doanh số BLTT tại một số các ngân hàng cụ thể.
Bảng 2.1: Doanh số BLTT tại các ngân hàng giai đoạn từ 2010-2014
(ĐVT: triệu đồng) Năm Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 Doanh số BQ Tăng trưởng BQ Nhóm 1 17,5% Vietcombank 8.903.245 9.647.821 11.987.678 11.945.685 16.089.252 11.714.736 16,7% BIDV 19.223.432 20.574.876 17.090.435 25.747.989 33.113.918 23.150.130 17,3% Vietinbank 6.477.488 8.498.849 7.588.837 10.474.783 12.078.549 9.023.701 18,5% Nhóm 2 38,9% MB 2.934.622 4.898.360 7.960.594 6.949.994 12.958.292 7.140.372 50,8% Exim 718.051 861.287 1.020.554 739.968 1.096.663 887.305 14,8% ACB 482.698 1.296.615 2.238.359 1.128.760 1.275.368 1.284.360 51,2% Nhóm 3 73,7% SHB 374.846 2.587.953 2.366.411 3.504.232 4.843.723 2.735.433 167,0% HDBank 305.149 199.164 591.384 816.906 1.142.557 611.032 60,1% KienLong Bank 140.424 12.622 25.966 32.421 11.823 44.651 -6,0%
Nguồn: t ng hợp từ báo cáo tài chính các NHTM
Bảng 2.2: Tỷ trọng BLTT/tổng bảo lãnh tại các ngân hàng từ 2010-2014
Năm Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 Bình qn Nhóm 1 54,2% Vietcombank 57,1% 62,6% 69,0% 76,4% 76,0% 68,2% BIDV 46,3% 48,4% 38,2% 47,7% 48,7% 45,9% Vietinbank 44,1% 48,0% 45,8% 54,8% 49,5% 48,4% Nhóm 2 34,6%
MB 28,9% 37,5% 37,5% 36,4% 46,0% 37,3% Exim 32,1% 26,3% 36,1% 24,3% 30,6% 29,9% ACB 28,8% 44,3% 51,4% 29,9% 29,5% 36,8% Nhóm 3 60,9% SHB 55,0% 96,9% 47,8% 53,4% 52,9% 61,2% HDBank 46,0% 50,0% 48,9% 62,7% 64,2% 54,4% KienLong Bank 64,0% 44,5% 78,9% 72,2% 75,9% 67,1%
Nguồn: t ng hợp từ báo các tài chính các NHTM
Theo thống kê, có thể thấy BLTT ở hầu hết các NHTM Việt Nam đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số bảo lãnh của mỗi ngân hàng, trung bình đạt lần lượt là 54,2%, 34,6% và 60,9% tương ứng ở các NHTM nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3. Điều này càng nêu lên tầm quan trọng của hoạt động BLTT trong nền kinh tế trong nước, đóng vai trị là chất bơi trơn cho các hợp đồng mua bán giữa các bên.
Tại các NHTM thuộc nhóm 1, tỷ trọng BLTT trên tổng số dư bảo lãnh hầu hết tăng đều qua các năm.
Tại các NHTM thuộc nhóm 2, tỷ trọng này có sự tăng lên nhưng khơng đồng đều, có một số NHTM chịu sự ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế và một số các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến tỷ trọng BLTT trên tổng số dư bảo lãnh của ngân hàng. Điển hình tại ACB, là một trong số 5 NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, giai đoạn từ 2010 – 2012 tỷ trọng doanh số BLTT tại ACB so với các loại hình bảo lãnh khác ln ở vị trí khá cao, từ 28% trở lên, tỷ trọng bình quân là 36,8% trên tổng số dư bảo lãnh. Đến 2013, do chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, khiến tỷ trọng này giảm mạnh từ 51,4% xuống còng 29,9%. Tương tự tại Eximbank, so với BLDT và BL THHĐ, doanh số BLTT cũng chiếm vị trí tương đối lớn tuy nhiên không nhiều như ACB, tỷ trọng BLTT so với tổng số dư bảo lãnh các loại đạt từ 20% – 40%.
Tại các NHTM nhóm 3, tùy vào chính sách từng ngân hàng mà loại hình BLTT chiếm nhiều hay ít trong tổng số dư bảo lãnh của ngân hàng, tuy nhiên nhìn chung tỷ trọng này cũng ở mức cao và tăng qua các năm.
Qua việc phân tích tỷ trọng doanh số BLTT tại 3 nhóm NHTM như trên, có thể thấy BLTT chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số bảo lãnh tại các ngân hàng. Đây được xem là loại bảo lãnh khá phổ biến trong các giao dịch thương mại của nền kinh tế, đóng góp một phần khơng nhỏ trong nguồn thu nhập từ dịch vụ của các ngân hàng các năm qua. Với xu thế phát triển của các doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập hiện nay, BLTT sẽ còn phát huy vai trò nhiều hơn nữa trong các hoạt động giao thương giữa các bên, góp phần tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng, khách hàng, và cho cả nền kinh tế.
2.2 Thực trạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hàng thương mại Việt Nam
Trong các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, một nhiệm vụ khó khăn và nan giải là việc thu tiền bán hàng từ người mua. Do đó dịch vụ BLTT ra đời với mục đích tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, bên bán được đảm bảo thanh tốn từ bên mua, bên mua thì khơng phải bỏ ngay một khoản tiền lớn để thanh toán.
Tuy nhiên, hoạt động BLTT cũng như các hoạt động khác của NHTM, bên cạnh những mặt tích cực cho nền kinh tế cịn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng lớn đến nền kinh tế.
2.2.1 Phân tích thực trạng các loại rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014: tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014:
2.2.1.1 Thực trạng rủi ro quản trị hệ thống
Ngày nay, khi nhu cầu bảo lãnh ngày càng tăng cao, khối lượng công việc tại các ngân hàng cũng ngày càng nhiều, rủi ro xuất phát từ quản trị hệ thống cũng ngày càng được phát hiện trong nhiều trường hợp phát hành bảo lãnh, đặc biệt là BLTT.
Rủi ro do ký vượt thẩm quyền
Một trong những rủi ro nổi bật hiện nay là việc ký vượt thẩm quyền của người ký thư bảo lãnh. Một số cá nhân nhằm trục lợi cho bản thân đã không từ những thủ đoạn, lạm quyền sai khiến một số các bộ phận trong ngân hàng để phát hành thư bảo lãnh không đúng thẩm quyền. Trường hợp cụ thể xảy ra giữa
Vinacotex-Viettel (VVF), Seabank và Vina Megastar theo một số cơ quan ngôn