Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 53)

2.2.1 .2Thực trạng rủi ro tín dụng

2.2.3.2 Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Nâng cao chất lượng tín dụng

Tính đến 31/12/2014, tỷ lệ nợ xấu do Ngân hàng Nhà Nước tập hợp qua báo cáo của các tổ chức tín dụng đã giảm khá mạnh, từ 17% vào tháng 9/2012 xuống 4,17% của tháng 06/2015 và chỉ còn 3,25% tại 31/12/2014.

Kết quả trên cho thấy cơng tác nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM phần nào phát huy hiệu quả. Do sự gia tăng khá mạnh về tỷ lệ nợ xấu và rủi ro trong các món bảo lãnh thanh tốn tại các NHTM giai đoạn 2010-2011, Ngân hàng Nhà Nước và các NHTM đã quán triệt và tập trung thực hiện các chính sách nhằm nâng

cao chất lượng tín dụng, theo đó quy trình xét duyệt các khoản vay cũng như các khoản bảo lãnh chặt chẽ và khó khăn hơn, tay nghề của cán bộ thẩm định cũng ngày càng nâng cao hơn, thông tin từ khách hàng được đối chiếu và phân tích đa chiều để đảm bảo tính chân thực khách quan khi thẩm định.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý các món bảo lãnh

Thực tế trong giai đoạn 2010 – 2014, qua báo cáo quản trị tài chính của các NHTM cho biết việc kiểm tra, giám sát, quản lý các món vay nói chung và các món bảo lãnh nói riêng tại các NHTM vẫn chưa được thực hiện sát sao với nhiều lý do như đội ngũ nhân viên ngân hàng không ổn định đặc biệt là ở các NHTM tư nhân, bên cạnh đó các cán bộ ngân hàng chỉ thực hiện kiểm sốt sau một cách sơ sài, đơi khi chỉ gửi biên bản cho khách hàng ký mà không đi thực tế, thói quen của các cán bộ làm cơng tác quản trị rủi ro hay các cán bộ liên quan thường coi quản trị rủi ro là công việc thường nhật, mang tính chất thủ tục nhiều hơn .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)