2.1 Thực trạng hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam mại Việt Nam
Để có thể thấy rõ hơn tình hình phát triển của hoạt động BLTT tại Việt Nam, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn doanh số BLTT tại một số các ngân hàng cụ thể.
Bảng 2.1: Doanh số BLTT tại các ngân hàng giai đoạn từ 2010-2014
(ĐVT: triệu đồng) Năm Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 Doanh số BQ Tăng trưởng BQ Nhóm 1 17,5% Vietcombank 8.903.245 9.647.821 11.987.678 11.945.685 16.089.252 11.714.736 16,7% BIDV 19.223.432 20.574.876 17.090.435 25.747.989 33.113.918 23.150.130 17,3% Vietinbank 6.477.488 8.498.849 7.588.837 10.474.783 12.078.549 9.023.701 18,5% Nhóm 2 38,9% MB 2.934.622 4.898.360 7.960.594 6.949.994 12.958.292 7.140.372 50,8% Exim 718.051 861.287 1.020.554 739.968 1.096.663 887.305 14,8% ACB 482.698 1.296.615 2.238.359 1.128.760 1.275.368 1.284.360 51,2% Nhóm 3 73,7% SHB 374.846 2.587.953 2.366.411 3.504.232 4.843.723 2.735.433 167,0% HDBank 305.149 199.164 591.384 816.906 1.142.557 611.032 60,1% KienLong Bank 140.424 12.622 25.966 32.421 11.823 44.651 -6,0%
Nguồn: t ng hợp từ báo cáo tài chính các NHTM
Bảng 2.2: Tỷ trọng BLTT/tổng bảo lãnh tại các ngân hàng từ 2010-2014
Năm Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 Bình qn Nhóm 1 54,2% Vietcombank 57,1% 62,6% 69,0% 76,4% 76,0% 68,2% BIDV 46,3% 48,4% 38,2% 47,7% 48,7% 45,9% Vietinbank 44,1% 48,0% 45,8% 54,8% 49,5% 48,4% Nhóm 2 34,6%
MB 28,9% 37,5% 37,5% 36,4% 46,0% 37,3% Exim 32,1% 26,3% 36,1% 24,3% 30,6% 29,9% ACB 28,8% 44,3% 51,4% 29,9% 29,5% 36,8% Nhóm 3 60,9% SHB 55,0% 96,9% 47,8% 53,4% 52,9% 61,2% HDBank 46,0% 50,0% 48,9% 62,7% 64,2% 54,4% KienLong Bank 64,0% 44,5% 78,9% 72,2% 75,9% 67,1%
Nguồn: t ng hợp từ báo các tài chính các NHTM
Theo thống kê, có thể thấy BLTT ở hầu hết các NHTM Việt Nam đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số bảo lãnh của mỗi ngân hàng, trung bình đạt lần lượt là 54,2%, 34,6% và 60,9% tương ứng ở các NHTM nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3. Điều này càng nêu lên tầm quan trọng của hoạt động BLTT trong nền kinh tế trong nước, đóng vai trị là chất bơi trơn cho các hợp đồng mua bán giữa các bên.
Tại các NHTM thuộc nhóm 1, tỷ trọng BLTT trên tổng số dư bảo lãnh hầu hết tăng đều qua các năm.
Tại các NHTM thuộc nhóm 2, tỷ trọng này có sự tăng lên nhưng khơng đồng đều, có một số NHTM chịu sự ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế và một số các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến tỷ trọng BLTT trên tổng số dư bảo lãnh của ngân hàng. Điển hình tại ACB, là một trong số 5 NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, giai đoạn từ 2010 – 2012 tỷ trọng doanh số BLTT tại ACB so với các loại hình bảo lãnh khác ln ở vị trí khá cao, từ 28% trở lên, tỷ trọng bình quân là 36,8% trên tổng số dư bảo lãnh. Đến 2013, do chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, khiến tỷ trọng này giảm mạnh từ 51,4% xuống còng 29,9%. Tương tự tại Eximbank, so với BLDT và BL THHĐ, doanh số BLTT cũng chiếm vị trí tương đối lớn tuy nhiên không nhiều như ACB, tỷ trọng BLTT so với tổng số dư bảo lãnh các loại đạt từ 20% – 40%.
Tại các NHTM nhóm 3, tùy vào chính sách từng ngân hàng mà loại hình BLTT chiếm nhiều hay ít trong tổng số dư bảo lãnh của ngân hàng, tuy nhiên nhìn chung tỷ trọng này cũng ở mức cao và tăng qua các năm.
Qua việc phân tích tỷ trọng doanh số BLTT tại 3 nhóm NHTM như trên, có thể thấy BLTT chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số bảo lãnh tại các ngân hàng. Đây được xem là loại bảo lãnh khá phổ biến trong các giao dịch thương mại của nền kinh tế, đóng góp một phần khơng nhỏ trong nguồn thu nhập từ dịch vụ của các ngân hàng các năm qua. Với xu thế phát triển của các doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập hiện nay, BLTT sẽ còn phát huy vai trò nhiều hơn nữa trong các hoạt động giao thương giữa các bên, góp phần tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng, khách hàng, và cho cả nền kinh tế.