2.2.3 .4Các biện pháp hạn chế rủi ro pháp lý
3.1 Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại
3.1.1.1 Đầu tư, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (Core banking)
Core banking (hệ thống ngân hàng lõi) là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng, thơng qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Đây chính là hệ thống xương sống của bất kỳ ngân hàng nào, dù là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, bán buôn, kinh doanh, quản lý tài sản cá nhân, tài chính vi mơ hay các lĩnh vực khác. Mọi giao dịch ngân hàng đều được chuyển qua hệ thống Core banking để xử lý thông tin. Với Core banking, toàn bộ cơ sở dữ liệu của ngân hàng được quản lý tập trung theo quan hệ và theo các module khác nhau như: tiền gửi, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, tài trợ thương mại, cho vay, thẩm định, nguồn vốn, Internet Banking…
Lợi ích của ứng dụng core banking đã được nhìn thấy rõ nhất là trong xu hướng hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng và sự hội nhập quốc tế hiện nay. Khi đầu tư vào core banking tính bảo mật thơng tin cao hơn, hạch tốn sổ sách chứng từ kế toán thuận tiện hơn. Tất cả các giải pháp Core banking đều được thiết kế tối ưu hóa
để trở thành những hệ thống xử lý giao dịch có khả năng đáp ứng nhanh chóng, chính xác giao dịch trong kinh doanh.
Ngoài ra, nhờ có core banking mà việc quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trước đây, khi các ngân hàng chưa có core hiện đại hoặc dùng core lỗi thời, việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng. Với sự ra đời của mình, tiện ích của core banking là có thể quản trị rủi ro tốt hơn như giúp ngân hàng quản trị rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp … với nhiều mức quản lý khác nhau. Bên cạnh đó nhờ sự ưu việt tập trung hóa của Core banking mà có thể nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng.
Việc ứng dụng giải pháp ngân hàng lõi tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và quản lý không đồng đều, bởi việc ứng dụng này phụ thuộc vào vốn và kinh nghiệm ở mỗi ngân hàng. Có ngân hàng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức thấp – chi phí khoảng 200 ngàn đến dưới 500 ngàn USD – chủ yếu để giải quyết các nghiệp vụ và giao dịch bình thường. Có ngân hàng ứng dụng cơng nghệ ở mức độ cao – chi phí trên 5 triệu USD – nhưng chưa sử dụng hết các tính năng. Sự chưa đồng đều còn thể hiện ở việc quản lý dữ liệu và online toàn hệ thống vẫn chưa thực sự được phát triển mạnh. Trong quá trình hội nhập thì các ngân hàng giờ đây cần phải chỉnh lại các quy trình nghiệp vụ và dịch vụ cung cấp cho các khách hàng theo quy chuẩn quốc tế, để từ đó triển khai ứng dụng các giải pháp cơng nghệ thông tin. Tuy nhiên các giải pháp của nước ngồi thì rất đắt và gặp khó khăn trong vấn đề thích ứng với các đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam.
Core banking chính là biểu hiện rõ nhất của cuộc chạy đua về công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, giúp khách hàng có được nhiều tiện ích khi thực hiện các thanh tốn thương mại và từng bước đưa Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới. Năm 2005, Việt Nam có 7 ngân hàng triển khai core banking, nhưng đến nay đã có 44 ngân hàng Nhà Nước và NHTMCP trong nước triển khai hệ thống này.
Các NHTM cần có kế hoạch nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) để hỗ trợ cho công tác quản lý việc phát hành thư bảo lãnh, đảm bảo thư bảo lãnh sẽ
do đơn vị có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, nếu có điều kiện, các NHTM nên xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo lãnh hợp lệ đã được phát hành của ngân hàng và tích hợp với chương trình tra cứu thư bảo lãnh dành cho bên thụ hưởng nhằm giúp họ bảo lãnh có cơ sở xác thực Thư bảo lãnh đó là có thực, được phát hành đúng thẩm quyền và có hiệu lực pháp lý. Khi bên thụ hưởng bảo lãnh nhận được thư bảo lãnh của ngân hàng, họ có thể kiểm tra tính xác thực của thư bảo lãnh bằng cách truy cập vào ngân hàng điện tử của ngân hàng đó, đánh số seri thư bảo lãnh và tự mình kiểm tra thư bảo lãnh có thực sự tồn tại trên hệ thống ngân hàng không hay là giả mạo, họ còn kiểm tra được nội dung, số tiền bảo lãnh được lưu trên hệ thống có chính xác với thư bảo lãnh mà mình nhận được. Nếu thực hiện được như vậy, việc quản lý thư bảo lãnh của NHTM sẽ trở nên chặt chẽ hơn, đồng thời nâng cao uy tín của NHTM trong mắt khách hàng. Với những sản phẩm dịch vụ tốt mang lại nhiều tiện ích trong việc sử dụng, NHTM nhờ đó có thể phát triển mở rộng sản phẩm đến nhiều đối tượng khách hàng, mang lại nguồn lợi nhuận dồi dào góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM.
Hiện nay đã có một số ngân hàng như Sacombank, MB Bank, Techcombank… triển khai dịch vụ xác thực thư bảo lãnh trực tuyến một cách nhanh chóng và tiện lợi Điển hình ngày 06/01/2015, TP Bank vừa ra mắt dịch vụ xác thực thư bảo lãnh bằng công nghệ QR Code giúp khách hàng tiết kiệm nhiều thời gian, thủ tục xác thực với ngân hàng, nếu đúng là thư bảo lãnh do TPBank phát hành và có mã QR code chính xác, các thông tin chi tiết về thư bảo lãnh sẽ được hiển thị trên website của TPBank để khách hàng có thể tự đối chiếu mà khơng cần phải liên hệ với ngân hàng hay làm thêm bất kỳ thủ tục nào khác. Đầu năm 2014, Techcombank cũng đã cung cấp dịch vụ này, theo đó chỉ cần trong vịng 30 phút, khách hàng và đối tác thụ hưởng bảo lãnh do Techcombank phát hành có thể tiết kiệm tối đa thời gian trong việc tra cứu, đối chiếu và kiểm tra tính pháp lý của các chứng thư bảo lãnh thơng qua tính năng tra cứu online trên website của Techcombank bằng cách nhập số tham chiếu và số series trên bảo lãnh vào mục Tra cứu chứng thư bảo lãnh do Techcombank phát hành trên website, từ đó giúp đẩy
nhanh giao dịch với đối tác, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên thụ hưởng bảo lãnh cũng như duy trì tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng khác trong hệ thống NHTM cần học tập và phát triển dịch vụ này một cách rộng rãi nhằm tăng tính chủ động cho người thụ hưởng bảo lãnh, phát hiện rủi ro kịp thời.