Thực trạng rủi ro pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 47)

2.2.1 .2Thực trạng rủi ro tín dụng

2.2.1.4 Thực trạng rủi ro pháp lý

Hiện nay hành lang pháp lý về việc phát hành, quản lý, kiểm sốt BLTT cịn khá phức tạp, chưa hồn thiện và chồng chéo lẫn nhau. Thơng tư 28/2012/TT-ngân hàng Nhà Nước ngày 3/10/2012 hướng dẫn nghiệp vụ cấp bảo lãnh của ngân hàng đã có hiệu lực tuy nhiên có nhiều quan điểm cho thấy có những phiền toái và rủi ro pháp lý rắc rối nảy sinh cho giới ngân hàng.

Một trường hợp BLTT đã nảy sinh trong thực tế do rủi ro pháp lý được tác giả tổng hợp là giao dịch bảo lãnh phát hành giữa Cty CP Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam – Western Bank – ông Nguyễn Sơn.

Ngày 20/01/2011, CTCP Đầu tư xây dựng Trung Nam (TNG) ký Hợp đồng số 01/VĐL/TNG/2011 chuyển nhượng 5.062.252 cổ phần của CTCP Địa ốc Viễn Đông (VDL) do công ty này sở hữu cho ông Nguyễn Sơn, với tổng giá trị 165,05 tỷ đồng. Ngày 29/01/2011, Western Bank đã phát hành chứng thư BLTT thời hạn 365 ngày bảo đảm cho việc BLTT không hủy ngang đối với việc mua cổ phần của ông Sơn.

Tuy nhiên, sau khi đã thanh toán 2 đợt, đến kỳ hạn phải thanh toán đợt 3 như hợp đồng đã cam kết, ơng Sơn tìm cách trì hỗn. Sau đó, ơng Sơn u cầu Western Bank khơng thực hiện thanh tốn cho TNG và VDC theo thư bảo lãnh. Lý do không thanh tốn được ơng Sơn đưa ra hết sức mơ hồ (cổ phần của TNG và VDC sở hữu tại thời điểm chuyển nhượng thực tế không đúng và thấp hơn nhiều so với cổ phần chuyển nhượng cho ông Sơn nên ông cho rằng, TNG bán khống và đệ đơn khởi kiện TNG lên TAND quận Phú Nhuận. Ơng Sơn cịn cung cấp tài liệu sai sự thật cho một số trang mạng tung tin thất thiệt cho rằng TNG bán khống gần 2,8 triệu cổ phần để bơi nhọ uy tín của TNG và VDC) và những việc ông Sơn đưa ra yêu cầu TNG giải quyết khi không thuộc thẩm quyền giải quyết của TNG.

Đến ngày 17/01/2012, TNG gửi văn bản đề nghị Western Bank thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, Western Bank thông báo sẽ chậm thanh tốn cho đến khi có sự thống nhất giải quyết các vướng mắc giữa TNG và ông Nguyễn Sơn.

Về phía Western Bank cho biết, do hợp đồng chuyển nhượng giữa TNG và ông Nguyễn Sơn đang tranh chấp, tức là hợp đồng chưa hồn thành, nên chưa thể kết luận ơng Nguyễn Sơn vi phạm trách nhiệm thanh tốn. Vì vậy, trách nhiệm bảo lãnh của Western Bank chưa phát sinh.

Ngày 22/2/2012, Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng đã có Cơng văn số 13/CV- ĐKKD trả lời đề nghị xác minh hồ sơ đăng ký kinh doanh (ĐKKD) của CTCP Địa ốc Viễn Đông (VDL) trước và sau thời điểm chuyển nhượng cổ phần như sau:

- Theo công văn này, tại lần thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 5 vào ngày 8/4/2011 khi VDL làm thủ tục tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên 220 tỷ đồng (tương đương 22 triệu cổ phần) thì TNG sở hữu 5,06 triệu cổ phần và CTCP Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ Viễn Đông (VDC) nắm giữ là 1,98 triệu cổ phần.

- Công văn cũng cho biết, vào ngày 11/05/2011, VDL lại gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng đơn xin thay đổi ĐKKD với nội dung: Cổ đông chuyển nhượng 1 là TNG với số cổ phần là: 5,06 triệu cổ phần, cổ đông nhận chuyển nhượng là ông Nguyễn Sơn; Cổ đông chuyển nhượng 2 là VDC với số cổ phần là:

1,98 triệu cổ phần, cổ đông nhận chuyển nhượng là ông Nguyễn Sơn. Trên cơ sở nội dung của 2 thông báo thay đổi này, ngày 13/5/2011, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng đã cấp mới giấy phép ĐKKD cho VDL với nội dung: ông Nguyễn Sơn nắm giữ 7,04 triệu cổ phần, số cổ phần mà ông Sơn sở hữu là do nhận chuyển nhượng từ TNG và VDC.

Rủi ro pháp lý xảy ra do các bên không nắm rõ luật, đồng thời hệ thống pháp lý liên quan đến việc trao đổi, chuyển nhượng cổ phần cịn khá mơ hồ, khơng chặt chẽ ảnh hưởng làm hiểu sai tính chất giao dịch giữa các bên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)