Các biện pháp hạn chế rủi ro gian lận, lừa đảo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 54)

2.2.1 .2Thực trạng rủi ro tín dụng

2.2.3.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro gian lận, lừa đảo

Đào tạo nghiệp vụ bảo lãnh cho nhân viên

Mỗi ngân hàng đều có hệ thống đào tạo nội bộ riêng với mức chuyên nghiệp và chất lượng khác nhau. Theo thông tin thu thập từ các nhân viên đã từng làm việc tại ngân hàng trên phương tiện thông tin đại chúng, chương trình đào tạo của ACB là tốt nhất, bài bản nhất từ cấp bậc nhân viên cho đến cấp quản lý. Bên cạnh đó, các NHTM lớn như Vietcombank, BIDV, Sacombank, Techcombank, Vietinbank cũng đã xây dựng hệ thống đào tạo nhân viên rất bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng cho nhân viên của mình, giảm thiểu rủi ro do gian lận, lừa đảo, giả mạo cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Các chương trình đào tạo này bao gồm hệ thống hóa về các sản phẩm tín dụng – bảo lãnh – huy động, về cách quản trị rủi ro cũng như các kinh nghiệm nhìn nhận rủi ro. Tuy nhiên, số lượng buổi đào tạo cho các nhân viên còn khá hạn chế do kinh phí có giới hạn, bên cạnh đó các nhân viên trẻ trong ngành ngân hàng có xu hướng nhảy việc cao, do đó chưa phát huy được tối đa hiệu quả của việc đào tạo.

Tại một số các NHTM có quy mô nhỏ, việc đào tạo chưa được thực hiện nghiêm túc và bài bản, nhân viên ngân hàng chủ yếu tự đào tạo do kinh phí hạn hẹp, hơn nữa các NHTM nhỏ phần lớn chỉ chú trọng vào công tác phát triển hoạt động kinh doanh mà bỏ quên công tác đào tạo nhân viên.

Đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nhân viên ngân hàng

Bên cạnh công tác đào tạo về mặt nghiệp vụ, các NHTM cũng bắt đầu tổ chức các lớp bồi dưỡng đạo đức nhân viên nhưng còn rất ít, việc đào tạo này vẫn chưa được các ngân hàng quan tâm chú trọng đúng mức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 54)