Tác động của các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 57)

2.2.3 .4Các biện pháp hạn chế rủi ro pháp lý

2.2.4.1 Tác động của các nhân tố khách quan

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được bảo lãnh

Theo kết quả khảo sát của tác giả trong phụ lục 1, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được bảo lãnh là nhân tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam, 23% trên tổng số người được khảo sát chọn mức độ ảnh hưởng mạnh nhất. Thật vậy, khả năng thanh toán là một nhân

tố tác động khá mạnh mẽ, ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các hoạt động BLTT. Khi doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế khó khăn, khả năng thanh tốn sụt giảm, ảnh hưởng làm tăng rủi ro tín dụng. Ngược lại, rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế phần nào nếu khả năng thanh tốn của doanh nghiệp tốt, có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ.

Uy tín, sự trung thực của doanh nghiệp được bảo lãnh

Theo khảo sát của tác giả cho thấy, đây là nhân tố tác động mạnh mẽ đến rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam, với 45% tổng số người tham gia khảo sát chọn mức độ ảnh hưởng mạnh nhất.

Trường hợp doanh nghiệp có uy tín thấp, có ý định gian lận, lừa đảo để trục lợi ngân hàng thực hiện nhiều kế hoạch không tốt như tạo ra các giao dịch gian lận, lừa đảo người bán và lừa đảo ngân hàng để ngân hàng phát hành bảo lãnh sau đó khơng thực hiện nghĩa vụ của mình với bên bán, ảnh hưởng làm tăng rủi ro cho ngân hàng và cho người bán cũng như cho cả nền kinh tế.

Sự trung thực của người thụ hưởng

Trong hoạt động bảo lãnh nói chung và BLTT nói riêng, người thụ hưởng cũng đóng vai trị khá quan trọng, là bên giao kết hợp đồng với người được bảo lãnh và là người sẽ cung cấp các chứng từ chứng minh vi phạm của bên được bảo lãnh để yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thay.

Theo khảo sát của tác giả, có 7% người được khảo sát nhận định đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến rủi ro trong hoạt động BLTT của ngân hàng. Con số này khá nhỏ so với mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác, cho thấy nhân tố này có tác động nhưng khơng nhiều đến rủi ro trong hoạt động BLTT của các NHTM, tuy nhiên đây cũng là một nhân tố các ngân hàng cần thẩm định kỹ khi tiến hành cấp phát BLTT.

Môi trường kinh tế - xã hội, pháp lý, yếu tố tự nhiên

Theo kết quả khảo sát, môi trường kinh tế - xã hội, pháp lý và yếu tố tự nhiên là nhân tố tác động không nhiều tuy nhiên vẫn có ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt

động BLTT tại các NHTM Việt Nam với 6% tổng số người được khảo sát chọn mức độ ảnh hưởng mạnh nhất, 48% chọn mức độ ảnh hưởng thứ hai.

Môi trường kinh t - xã hội

Bảng 2.4: Số liệu về tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng doanh số BLTT và tỷ lệ tăng doanh thu từ bảo lãnh giai đoạn từ 2011 – 2014:

Dữ liệu 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ lạm phát 18,1% 6,8% 6,04% 4,09%

Tăng GDP 6,2% 5,2% 5,4% 5,98%

Tỷ lệ tăng doanh số BLTT 22,8% 4,7% 20,6% 34,7%

Tỷ lệ tăng doanh thu từ bảo lãnh 41,5% -9,9% 24,7% 16,0%

Nguồn: T ng cục thống kê và t ng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng trong 3 nhóm ược chọn.

Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy giai đoạn từ năm 2010 – 2014, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 – 2009, tỷ lệ lạm phát năm 2011 tăng khá cao, cùng với đó là sự giảm xuống của tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Tỷ lệ lạm phát tăng cao làm chững lại sự phát triển kinh tế, nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính ngân hàng gặp nhiều khó khăn, từ đó các hợp đồng trong nước có xu hướng cần được đảm bảo bởi bên thứ ba (ngân hàng) nhiều hơn, do đó tỷ lệ tăng doanh số BLTT cũng tăng cao cùng với đó là phí dịch vụ từ hoạt động bảo lãnh cũng tăng lên đáng kể vào năm 2011.

Vì vậy, trong năm 2012 các cơ quan Nhà Nước đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, thắt chặt tín dụng mạnh mẽ giúp kiềm hãm lạm phát, giảm lạm phát từ mức 18,1% năm 2011 xuống còn 6,8% năm 2012. Tuy nhiên, hệ lụy của nó là nền kinh tế rơi vào trì trệ, sức tiêu dùng và sản xuất giảm mạnh, cơng trình đóng băng, hàng loạt doanh nghiệp giải thể dẫn đến thất nghiệp hàng loạt… dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng giảm, điều này cũng gây ra rủi ro cho hoạt động BLTT của ngân hàng. Hệ lụy kéo theo đó là việc kinh doanh tụt dốc của hệ thống ngân hàng – tài chính, làm cho tỷ lệ tăng doanh số bảo lãnh cùng với thu nhập từ hoạt động này giảm rõ rệt.

Như vậy có thể kết luận rằng, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế vĩ mơ, khi kinh tế phát triển ổn định thì hoạt động các ngân hàng ổn định và khi kinh tế gặp khó khăn thì hoạt động bảo lãnh nói chung và hoạt động BLTT nói riêng cũng bị tụt dốc, rủi ro trong hoạt động BLTT chịu ảnh hưởng từ môi trường kinh tế - xã hội.

Mơi trường pháp lý

Khung pháp lý hồn thiện là điều kiện cần để hoạt động BLTT nói riêng và các hoạt động khác trong nền kinh tế nói chung được vận hành một cách thơng suốt và phát triển bền vững, ổn định.

Hiện tại, các văn bản cụ thể quy định về bảo lãnh hầu hết là các văn bản dưới luật nên thiếu tính ổn định, chặt chẽ gây nên sự chồng chéo trong quản lý rủi ro cho các bên tham gia hoạt động bảo lãnh. Hơn nữa, trong hoạt động bảo lãnh, nước ta chỉ có quy chế hướng dẫn thực hành tuy nhiên, trong các văn bản này phân định về quyền và nghĩa vụ của các bên còn mơ hồ, khơng rõ ràng. Từ đó làm tăng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.

Trong thời gian vừa qua, ta thấy rất nhiều trường hợp BLTT giữa các bên xảy ra tranh chấp và quá trình kiện tụng diễn ra trong thời gian dài. Điều này một phần là do khung pháp lý quy định chưa chuẩn, làm cho việc giải quyết mâu thuẩn tranh chấp giữa các bên trở nên khó khăn, gây ra khơng ít tổn thất cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến cả uy tín của hệ thống ngân hàng. Vì vậy có thể nói khung pháp lý hồn thiện có ảnh hưởng khá mạnh mẽ trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động BLTT tại các NHTM Việt Nam.

Y u tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên có mức ảnh hưởng khá thấp đến rủi ro trong hoạt động BLTT. Trong thực tế, các rủi ro liên quan đến yếu tố tự nhiên thuộc về các nhân tố khách quan mà các bên khơng thể kiểm sốt được, tuy nhiên các rủi ro này xảy ra khá ít và đã có thể được loại trừ bằng việc quy định về dung sai hàng hóa, hay việc yêu cầu các bên phải mua bảo hiểm cho hàng hóa dễ cháy nổ, …

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 57)