Khái niệm về “Khoảng cách mong đợi kiểm toán”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 29)

1.2 Khoảng cách mong đợi trong kiểm toán BCTC

1.2.1.2. Khái niệm về “Khoảng cách mong đợi kiểm toán”

Nhiều tác giả đã nghiên cứu khoảng cách mong đợi và đưa ra các khái niệm dựa trên kết quả nghiên cứu của mình như sau:

+ Liggio (1974) là người đầu tiên đưa ra khái niệm “khoảng cách mong đợi trong kiểm

toán”. Theo ông, khoảng cách mong đợi trong kiểm toán là sự khác biệt giữa hai mức độ mong đợi về hiệu quả cơng việc kiểm tốn giữa kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính.

+ Ủy ban Cohen (1978) đưa ra khái niệm khoảng cách mong đợi là khoảng cách giữa sự mong đợi hoặc yêu cầu của cơng chúng về những gì kiểm tốn viên có thể và nên hoàn thành một cách hợp lý.

+ Guy và Sullivan (1988) cho rằng khoảng cách mong đợi là sự khác biệt giữa những gì

cơng chúng và người sử dụng báo cáo tài chính tin kế tốn và kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm và những gì mà kế tốn và kiểm tốn viên tin bản thân họ phải có trách nhiệm.

+ Godsell (1992) mô tả khoảng cách mong đợi tồn tại khi kiểm tốn viên và cơng chúng có nhận thức khác nhau về nhiệm vụ và trách nhiệm của kiểm tốn viên và những thơng điệp được chuyển tải qua các báo cáo kiểm toán.

+ Theo Hiệp hội Kế tốn viên cơng chứng Mỹ - AICPA (1993), khoảng cách mong đợi

kiểm toán đề cập đến sự khác biệt giữa những gì cơng chúng và người sử dụng báo cáo tài chính tin vào trách nhiệm của kiểm tốn viên và chính kiểm tốn viên tin vào trách nhiệm của họ.

+ Porter (1993) định nghĩa khoảng cách mong đợi là khoảng cách giữa sự mong đợi của xã hội về kiểm toán viên và các hoạt động thực tế của kiểm toán viên.

+ Epstein và Geiger (1994) quy định khoảng cách mong đợi kiểm toán như là sự khác biệt trong nhận thức, đặc biệt là các dịch vụ đảm bảo cung cấp giữa người sử dụng và kiểm toán viên.

+ Theo Monroe và Woodliff (1994), khoảng cách mong đợi là sự khác nhau về niềm tin giữa kiểm toán viên và công chúng về nhiệm vụ, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận, sai sót và những thơng tin trong báo cáo kiểm toán.

Điểm chung của các định nghĩa trên về khoảng cách mong đợi kiểm toán nêu trên cho thấy: (i) Sự khác biệt trong nhận thức về năng lực thực tế và năng lực được mong đợi của kiểm toán viên.

(ii) Sự khác biệt về khả năng thực hiện của kiểm toán viên với khả năng mong đợi của người sử dụng báo cáo tài chính liên quan đến phát hiện gian lận, thông tin trên báo cáo kiểm tốn.

Nói tóm lại, khoảng cách mong đợi chính là sự khác biệt về mong đợi của người sử dụng báo cáo tài chính và nhận thức của chính bản thân kiểm tốn đối với nhiệm vụ và trách nhiệm của kiểm toán viên.

Mong đợi và hiểu biết của công chúng về nhiệm vụ và trách nhiệm của kiểm toán viên = Nhận thức của kiểm toán viên về nhiệm vụ và trách nhiệm của kiểm toán viên + Khoảng cách mong đợi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 29)