Khả năng thu hẹp khoảng cách mong đợi để nâng cao chất lượng kiểm toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 45)

1.2 Khoảng cách mong đợi trong kiểm toán BCTC

1.2.3.2. Khả năng thu hẹp khoảng cách mong đợi để nâng cao chất lượng kiểm toán

Từ đây, các nguyên nhân chính đưa đến khoảng cách mong đợi về chất lượng hoạt động kiểm toán giữa xã hội và thực tế ngành nghề mang lại có thể được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Hình 1.3: Sơ đồ khoảng cách mong đợi (SVNCKH 2012 Đại học Ngoại thương YRC FTU)

Nói tóm lại, khoảng cách mong đợi trong kiểm tốn có thể được hình thành từ nhiều yếu tố. Việc tìm hiểu các ngun nhân chính gây ra khoảng cách mong đợi về chất lượng hoạt động kiểm tốn cho chúng ta có một cái nhìn rõ ràng hơn về khoảng cách mong đợi, từ đó đưa ra các phương pháp thích hợp để giảm thiểu khoảng cách này: nâng cao sự hiểu biết của xã hội về lĩnh vực kế toán, kiểm toán; bổ sung, hiệu chỉnh các văn bản pháp luật, các quy định chuẩn mực nghề nghiệp liên quan; và đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện kiểm toán, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.

1.2.3.2. Khả năng thu hẹp khoảng cách mong đợi để nâng cao chất lượng kiểm toán toán

Xuất phát từ các nguyên nhân gây ra khoảng cách mong đợi trong kiểm toán, các biện pháp để xử lý, giảm thiểu khoảng cách ấy lần lượt được tìm thấy trong các kết quả nghiên cứu tiếp theo:

- Dựa trên nghiên cứu của Epstein và Geiger (1994) liên quan đến khoảng cách mong đợi, Epstein và Hill (1995) tiếp tục nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng:

+ Nhà đầu tư với số tiền lớn thường mong đợi vào mức độ đảm bảo liên quan đến gian lận và sai sót nhiều hơn so với kiểm tốn viên có thể cung cấp.

+ Dường như nhà đầu tư có một sự thiếu hiểu biết chung liên quan đến sự khác biệt về khả năng của kiểm toán viên trong việc phát hiện một sai phạm do gian lận và sai sót.

+ Nhà đầu tư khơng nắm bắt được các khó khăn trong việc phát hiện các sai sót trọng yếu do gian lận, hay là chi phí để thực hiện điều đó.

Từ những phát hiện này, họ đã thực hiện hai gợi ý: i) kiểm toán viên cần phải giải thích cho cơng chúng về những hạn chế tiềm tàng và chi phí liên quan đến việc phát hiện các hành vi gian lận, và ii) kiểm toán viên cần phải nỗ lực tăng cường chất lượng trong dịch vụ kiểm toán của họ để cung cấp các các nhà đầu tư một mức độ đảm bảo cao hơn.

- Nghiên cứu của Noordin (1999) đưa đến kết quả là cần sửa đổi các chuẩn mực

kiểm tốn và giải thích cho người sử dụng các kiến thức về kiểm toán và báo cáo của kiểm toán để người dùng có thể hiểu được bản chất của kiểm toán. Nghiên cứu cho thấy rằng những người có hiểu biết sẽ đặt ít trách nhiệm hơn đối với kiểm tốn viên so với người sử dụng ít hiểu biết. Ông kết luận rằng việc giáo dục người sử dụng kiểm toán là một cách tiếp cận hiệu quả để thu hẹp khoảng cách mong đợi.

Như vậy, tương ứng với ba nguyên nhân chính tạo ra khoảng cách mong đợi về chất lượng hoạt động kiểm toán, ba biện pháp để hạn chế, thu hẹp khoảng cách này được cũng tìm thấy như sau:

Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm tốn và các quy định có liên quan

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán là cơ sở để các kiểm toán viên thực hiện q trình kiểm tốn và đưa ra ý kiến đối với BCTC. Việc nghiên cứu và ban hành các chuẩn mực đầy đủ, rõ

ràng là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Chuẩn mực kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên cần phù hợp với yêu cầu thực tế của xã hội. Nếu giảm thiểu được khoảng cách này, sẽ chỉ còn tồn tại khoảng cách năng lực và khoảng cách hợp lý. Việc tiếp tục giảm thiểu hai khoảng cách này sẽ giúp thu hẹp được khoảng cách mong đợi kiểm toán.

Để thu hẹp khoảng cách giữa luật, chuẩn mực kiểm toán hiện hành với yêu cầu thực tế của nền kinh tế và xã hội, các công tác sau cần được đẩy mạnh thực hiện:

- Cần hoàn thiện môi trường pháp lý, ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy về kiểm tốn trong đó nhấn mạnh vai trị, trách nhiệm, quyền hạn đối với kiểm tốn viên, các tổ chức và hội nghề nghiệp.

- Tăng cường năng lực, nâng cao vai trò hoạt động của Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm tốn. Nhà nước phải đảm bảo cho các cơng ty kiểm toán cũng như các kiểm tốn viên có được sự cạnh tranh trong khn khổ pháp luật, nhằm nâng cao năng lực và thế mạnh của các cơng ty kiểm tốn trong nước.

Giáo dục, tun truyền, nâng cao kiến thức người sử dụng BCTC

Sự mong đợi quá nhiều vào hoạt động, quy định kiểm tốn; sự thiếu nhận thức, thiếu thơng tin của người sử dụng BCTC về bản chất thực sự của hoạt động kiểm toán đã tạo nên một khoảng cách ngày càng xa giữa mong đợi của người sử dụng và thực tế kiểm toán mang lại. Để thu hẹp khoảng cách này, cần giải thích cho người sử dụng về các dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là dịch vụ kiểm tốn báo cáo tài chính, về những hạn chế tiềm tàng của kiểm tốn báo cáo tài chính, vai trị và trách nhiệm của kiểm toán viên, và của nhà quản lý tại các đơn vị được kiểm toán. Nội dung tuyên tuyền kiến thức kiểm toán đến với người sử dụng BCTC cần được tăng cường thực hiện thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề, các buổi tập huấn, trao đổi thông tin của các công ty kiểm toán, của Hội nghề nghiệp.

Nâng cao năng lực kiểm toán viên và cơng ty kiểm tốn

Để góp phần thu hẹp khoảng cách do sự yếu kém trong năng lực của cơng ty kiểm tốn, việc tăng cường nâng cao năng lực, trình độ chun mơn cho các kiểm tốn viên là điều hết sức cần thiết. Các yêu cầu về năng lực, tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp là điều không

thể thay thế: độc lập, chính trực, khách quan, có năng lực chun mơn và tính thận trọng, tính bí mật, tư cách nghề nghiệp, tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Đây là những nguyên tắc mang tính bắt buộc bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hiệu quả của một cuộc kiểm tốn cũng như uy tín của cơng ty kiểm tốn.

- Yêu cầu về tính độc lập: Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Trong q trình kiểm tốn, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình, khơng được nhận làm kiểm tốn ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ họ hàng thân thuộc (như bố, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em ruột) với những người trong bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các trưởng, phó phịng và những người tương đương) trong đơn vị được kiểm tốn. Kiểm tốn viên khơng được vừa làm dịch vụ kế toán (như trực tiếp ghi chép, giữ sổ kế toán và lập báo cáo tài chính) vừa làm dịch vụ kiểm tốn cho cùng một khách hàng. Trong quá trình kiểm tốn, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì kiểm tốn viên phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu khơng loại bỏ được thì kiểm tốn viên phải nêu rõ điều này trong báo cáo kiểm toán.

- Yêu cầu về năng lực chuyên mơn: Kiểm tốn viên địi hỏi phải có chun mơn nghiệp vụ vững vàng về kế tốn, hiểu biết chế độ chính sách tài chính, kế tốn và luật pháp, đồng thời cần có kiểm tốn viên có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn trong các cuộc kiểm toán thực tế. Mặc khác, kiểm tốn viên có trách nhiệm tự trau dồi kỹ năng, trình độ nghiệp vụ, cập nhật các thơng tin, chính sách tài chính kế tốn có liên quan.

- Ngồi ra cịn cần có một số các kỹ năng quan trọng như sau: + Kỹ năng tự tổ chức công việc

+ Kỹ năng làm việc theo nhóm

+ Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề + Kỹ năng thu thập thơng tin

+ Kỹ năng phân tích và tư duy logic + Kỹ năng xét đoán nghề nghiệp,…

Những kỹ năng này là những yếu tố góp phần làm nên chất lượng của hoạt động kiểm toán.

Bản thân kiểm tốn viên cũng cần có những biện pháp cụ thể, ý thức tự nâng cao năng lực bản thân, cần có kiến thức, sự hiểu biết tương đối rộng, bao quát nhiều lĩnh vực, khía cạnh để phục vụ cho nghề kiểm tốn. Khơng ngừng nâng cao phát triển chun mơn nghiệp vụ bằng cách tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Và cuối cùng, cần thường xuyên rèn luyện phẩm chất của một kiểm toán viên độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chun mơn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.

Kết luận chương I

Nghiên cứu về chất lượng, đặc biệt là chất lượng kiểm toán vẫn là một đề tài luôn mang tính hấp dẫn và có giá trị to lớn về mặt đóng góp vào kho tàng kiến thức nhân loại. Với nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận khác nhau, chưa có một định nghĩa nào bao trùm tất cả các khía cạnh phản ánh chất lượng kiểm toán. Dù vậy, điểm đặc biệt của nghiên cứu chất lượng kiểm tốn khơng phải là việc cố gắng đi tìm định nghĩa tuyệt đối, mà là đi tìm câu trả lời làm thế nào thể có thể tăng cường chất lượng kiểm tốn một cách hiệu quả, giải quyết các thiếu sót kiểm tốn hoặc nhận thức thiếu sót kiểm tốn để thu hẹp hai khe quan trọng - cụ thể là: các khoảng trống giữa những gì nhà đầu tư mong đợi từ các cuộc đánh

giá và những gì mà kiểm tốn thực tế có thể cung cấp. Một số người tham gia thị trường

đã bắt đầu yêu cầu kiểm toán viên cung cấp nhiều hơn để đáp ứng những kỳ vọng và thu hẹp khoảng cách thông tin.

Những cách nhìn nhận khác nhau của xã hội về nghề nghiệp kiểm toán đặc biệt là trách nhiệm và nghĩa vụ của kiểm toán viên đối với chất lượng của kiểm tốn, từ đó dẫn đến những mong muốn vượt quá trách nhiệm và khả năng thực tế của kiểm tốn viên, hình thành khoảng cách mong đợi kiểm toán.

Nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên chất lượng kiểm toán và các khoảng cách giữa mong đợi của người sử dụng BCTC và thực tế kiểm toán viên mang lại giúp phát hiện nguyên nhân và biện pháp xử lý nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi trong kiểm tốn, từ đó thúc đẩy chất lượng hoạt động kiểm tốn tại Việt Nam và hài hịa, cân đối giữa mong đợi của xã hội với khả năng nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam mang lại.

Chương II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ KHOẢNG CÁCH GIỮA MONG ĐỢI CỦA XÃ HỘI VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN VỚI KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)