Phương pháp và nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 54)

2.3 Khảo sát ý kiến về nhân tố ảnh hưởng chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập và

2.3.2 Phương pháp và nội dung khảo sát

Phương pháp khảo sát:

Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu, người viết tiến hành thiết kế và phát triển một bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin từ các đối tượng khảo sát được lựa chọn có mục đích (Phụ lục 3). Các câu hỏi đã được thảo luận với các KTV, nhà quản lý, giảng viên kinh tế và có chỉnh sửa nội dung cho phù hợp. Bảng câu hỏi khảo sát được hình thành trên cơ sở tham khảo và kế thừa các nội dung có liên quan từ các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới như

Fatemeh Saeidi (Audit expectations gap and corporate fraud: Empirical evidence from

Iran, 06.2012), Stephen K.Asare (Investors’, Auditors’ and Lenders’ understanding of the message conveyed by the standard audit report, 09.2009), John E. McEnroe và Stanley C.

Martens (Auditors’ and Investors’ perceptions of the “Expectation Gap”, 12.2001).

Nội dung khảo sát gồm ba phần:

Phần đầu tiên liên quan đến nhân khẩu học, bao gồm các thông tin cá nhân, nghề nghiệp và thông tin về công ty của cá nhân tham gia khảo sát đang công tác.

Phần thứ hai là tập hợp bao gồm tám (08) mô tả về các nhân tố được thiết kế nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng được khảo sát về tầm quan trọng của những nhân tố này trong việc dùng để đánh giá chất lượng hoạt động kiểm tốn. Các nhân tố bao gồm: (a)Quy mơ cơng ty

kiểm tốn, (b)Kinh nghiệm làm việc (với khách hàng, trong lĩnh vực hoạt động của KH), (c)Trình độ chun mơn của kiểm tốn viên (KTV), (d)Nhiệm kỳ của KTV, (e)Quy trình kiểm sốt chất lượng (KSCL) của công ty kiểm tốn, (f)Tính độc lập của cơng ty kiểm tốn và kiểm tốn viên, (g)Giá phí kiểm toán và (h)Dịch vụ phi kiểm toán được cung cấp.

Phần cuối cùng bao gồm 32 câu hỏi, được chia thành năm (05) chủ đề dùng để đánh giá sự hiểu biết của các đối tượng được khảo sát về: (i) vai trị, trách nhiệm của KTV trong kiểm tốn BCTC (từ câu hỏi số 1 đến câu hỏi số 7); (ii) trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện và cơng bố gian lận, sai sót (từ câu hỏi số 8 đến câu hỏi số 19); (iii) mục đích, ý nghĩa của báo cáo kiểm toán (từ câu hỏi số 20 đến câu hỏi số 22); (iv) các thuật ngữ thể hiện trên BCKT (từ câu hỏi số 23 đến câu hỏi số 27) và (v) ý nghĩa của các ý kiến kiểm toán được nêu trong BCKT (từ câu hỏi số 28 đến câu hỏi số 32).

Câu trả lời cho câu hỏi khảo sát được sử dụng thang đo Likert 5 điểm, bắt đầu từ (1) “Rất không quan trọng” đến (5)” Rất quan trọng” dành cho phần II (đánh giá tầm quan trọng của những nhân tố đo lường chất lượng hoạt động kiểm tốn), và từ (1) “Hồn tồn khơng đồng ý” đến (5) “Hoàn toàn đồng ý” dành cho phần III (Khoảng cách mong đợi về chất lượng kiểm toán).

Dữ liệu sau khi được thu thập từ kết quả khảo sát sẽ được tập hợp, thống kê trên phần mềm Excel 2010, phân tích, tổng hợp, so sánh và thống kê mô tả theo các giá trị trung bình, phương sai nhằm kiểm tra, đánh giá khoảng cách kỳ vọng giữa các đối tượng tham gia khảo sát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)