Bảng kết quả khoảng cách mong đợi về chất lượng kiểm toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 62)

Chủ đề Giá trị trung bình (*) KTV (n=13) Nhóm nhà quản lý và kế tốn (n=8) Nhóm NV ngân hàng, chứng khoán (n=9) Sinh viên (n=53) Tổng

I. Trách nhiệm chung của KTV

trong kiểm toán BCTC 2.21 3.14 3.33 3.13 3.02

II. Định nghĩa về gian lận và Trách nhiệm của KTV đối với phát

hiện và công bố gian lận, sai sót 2.97 3.10 3.10 2.97 3.00

- Định nghĩa về gian lận 3.00 3.03 3.05 2.98 3.00 - Trách nhiệm của KTV đối

với phát hiện và công bố gian

lận, sai sót 2.94 3.17 3.14 2.95 3.00

III. Mục đích, ý nghĩa của Báo cáo

Kiểm toán 3.33 3.22 3.43 3.25 3.28 IV. Thuật ngữ thể hiện trên BCKT 2.40 2.57 2.51 2.41 2.44

V. Ý nghĩa ý kiến của KTV trên

Báo cáo Kiểm toán 3.48 3.67 3.80 3.50 3.55

(*) Giá trị trung bình dựa trên thang đo Likert 5 điểm

Theo bảng kết quả mô tả, tồn tại khoảng cách mong đợi giữa KTV và những đối tượng tham gia khảo sát trong cả năm chủ đề (trách nhiệm chung của KTV trong kiểm toán BCTC, trách nhiệm của KTV đối với phát hiện và công bố gian lận sai sót, mục đích ý nghĩa của Báo cáo Kiểm toán, thuật ngữ thể hiện trên BCKT và ý nghĩa ý kiến của KTV trên Báo cáo Kiểm toán), ngoại trừ nội dung về định nghĩa gian lận và sai sót. Như chúng ta có thể thấy, nhìn chung điểm bình quân thể hiện mức độ mong đợi của hai nhóm nhà quản lý tài chính – kế tốn và nhà đầu tư là gần nhau hơn so với điểm bình quân mong đợi của KTV. Điểm trung bình của hai nhóm KTV và sinh viên kế toán – kiểm toán là khá gần nhau ngoại trừ nhận thức về trách nhiệm chung của KTV trong kiểm toán BCTC. Nhân viên ngân hàng, chứng

khốn quan tâm đến mục đích và ý nghĩa của báo cáo kiểm tốn nhiều nhất và đạt số điểm trung bình cách xa với mức điểm của các nhóm cịn lại.

Khoảng cách kỳ vọng là khá lớn giữa KTV và các nhóm cịn lại về nội dung trách nhiệm chung của KTV trong kiểm toán BCTC. Số điểm trung bình của KTV đạt được với nội dung

này là 2.21, trong khi điểm bình qn của các nhóm cịn lại lần lượt là 3.14, 3.33 và 3.13. Liên quan đến trách nhiệm phát hiện và công bố gian lận, sai sót, kết quả cho thấy có sự

chênh lệch đáng kể trong nhận thức giữa hai nhóm: KTV- sinh viên kế tốn (2.94, 2.95) với nhóm nhà quản lý - nhân viên ngân hàng (3.17, 3.14).

Khơng có khoảng cách lớn giữa các câu trả lời về vấn đề định nghĩa gian lận và sai sót, cũng như đánh giá về mức độ nghiêm trọng giữa các loại gian lận, tuy nhiên các kết quả cũng cho thấy nhận thức của các nhà đầu tư là nhân viên ngân hàng, chứng khoán trong trường hợp này (điểm trung bình 3.05) là cao hơn so với KTV (điểm trung bình 3.00).

Các nhà đầu tư đặt mối quan tâm sâu sắc đến mục đích, ý nghĩa Báo cáo kiểm tốn (giá trị

trung bình 3.43) và ý kiến của KTV trên BCKT (giá trị trung bình 3.80), cách xa so với điểm số trung bình của những nhóm trả lời còn lại. Điểm số trung bình về các thuật ngữ và ý nghĩa các ý kiến trình bày trên báo cáo kiểm toán của KTV và sinh viên kế toán là khá gần nhau và gần hơn so với nhóm quản lý tài chính và nhân viên ngân hàng.

Các khoảng cách kỳ vọng trọng yếu được tìm thấy trong bài nghiên cứu này được chia thành ba loại: Khoảng cách vì sự mong đợi không hợp lý, khoảng cách do năng lực của KTV và khoảng cách do khiếm khuyết của chuẩn mực.

Các phân tích dưới đây cho cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về mỗi khoảng cách mong đợi giữa các nhóm đối tượng trả lời câu hỏi theo từng chủ đề như sau:

Trách nhiệm chung của KTV trong kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 62)