Đổi mới việc đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề hướng đến quốc tế hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 94)

chứng chỉ KTV hành nghề Việt Nam

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn không chỉ là trách nhiệm của cơng ty kiểm tốn mà cịn là vấn đề cần sự quan tâm, nỗ lực rất nhiều từ phía các cơ quan quản lý, Hội nghề nghiệp và các đơn vị đào tạo. Thực trạng hiện nay cho thấy vấn đề đào tạo và cấp chứng chỉ kiểm tốn tại Việt Nam vẫn cịn một số tồn tại nhất định. Những bất cập được bộc lộ ở các vấn đề như: số lượng đối tượng tham dự thi cấp chứng chỉ kiểm toán hành nghề cịn khá ít do giới hạn về điều kiện đối tượng được dự thi (số năm kinh nghiệm bắt buộc, bằng cấp chuyên môn,..), mặt khác nội dung của bài thi chỉ được đánh giá quanh

mức độ đại học mà chưa có sự mở rộng, liên hệ với thực hành. Chính những điều này dẫn đến việc các kiểm toán viên cho dù được cấp chứng chỉ kiểm tốn viên cơng chứng nhưng thực sự chưa được đánh giá cao về mặt chất lượng. Có những KTV đã được cấp chứng chỉ nhưng vẫn chưa thể hành nghề trong thực tế vì vẫn cịn gặp vấn đề về khoảng cách giữa lý thuyết và vận dụng trong thực tế. Như vậy, cả số lượng lẫn chất lượng của đội ngũ KTV hành nghề Việt Nam là chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nhất là yêu cầu một số doanh nghiệp phải được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm tốn được chấp nhận. Và một khi nhu cầu trong nước vẫn cịn chưa đáp ứng được thì chưa thể bàn đến vấn đề hội nhập, sánh bước cùng các nước trên thế giới. Chính vì vậy, một lần nữa, vai trò của các cơ quan chức năng, Hội nghề nghiệp kiểm toán cần được nhấn mạnh, phải tiến hành thực hiện các giải pháp, hành động nhằm đổi mới phương thức đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề hướng đến quốc tế hóa chứng chỉ KTV hành nghề Việt Nam. Các thay đổi cần được bắt nguồn từ những hạn chế, bất cập hiện tại, như:

- Thay đổi các điều kiện bắt buộc khi tham gia dự thi chứng chỉ KTV. Các yêu cầu về bằng cấp, số năm kinh nghiệm cần được linh hoạt hơn để thu hút số lượng người dự thi. Đối tượng được phép tham gia có thể mở rộng cho tất cả những người có tốt nghiệp đại học với hai năm kinh nghiệm. Riêng đối với những người có tốt nghiệp đại học thuộc chun ngành kế tốn, kiểm tốn, tài chính – ngân hàng có thể được miễn đối đối với một số môn thi ở phần đại cương,..

- Thời gian tổ chức thi tuyển cần được bố trí cho phù hợp, tránh giai đoạn cao điểm trong kiểm toán. Kế hoạch tổ chức thi tuyển cần được sắp xếp, công bố rộng rãi và thông báo sớm cho các đối tượng dự thi có sự chuẩn bị.

- Nội dung bài thi cần gắn liền giữa lý thuyết và thực hành, có liên hệ với kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế, cần lồng ghép kiến thức từ đào tạo ở mức đại học với những yêu cầu về quản trị doanh nghiệp, phân tích, đánh giá, vận dụng từ các kinh nghiệm từ quá trình thực hành,… Các mơn thi có sự phân loại thành ba mức: đại cương, trung cấp và cao cấp.

- Công nhận chứng chỉ CPA của các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu hội nhập, mặt khác cũng cần để chứng chỉ CPA Việt Nam được các

nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới thừa nhận. Hội nghề nghiệp kiểm toán cần thúc đẩy, tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các hiệp hội nghề nghiệp trong cùng khu vực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 94)