Những khác biệt về nhận thức đưa đến khoảng cách mong đợi kiểm toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 92)

2.4. Tổng hợp đánh giá về chất lượng hoạt động kiểm toán và khoảng cách mong đợ

2.4.2.2. Những khác biệt về nhận thức đưa đến khoảng cách mong đợi kiểm toán

Bên cạnh những điểm thống nhất, các phân tích từ kết quả khảo sát còn cho ta thấy những khác biệt trong nhận thức giữa các bên tạo ra các loại khoảng cách mong đợi về chất lượng kiểm toán, như là:

Về trách nhiệm chung của KTV trong kiểm toán BCTC:

- Một số KTV vẫn chưa thực sự am hiểu về vai trò và trách nhiệm của mình trong kiểm toán BCTC khi vẫn còn 13% số KTV được khảo sát đưa ra ý kiến trung lập về việc chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp lý trên BCTC.

- Nhà đầu tư, đặc biệt là nhân viên tín dụng ngân hàng đã có mong đợi quá mức về trách nhiệm chung của KTV trong kiểm toán BCTC.

- Các sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán cũng đưa ra ý kiến gần với những kỳ vọng của các nhà đầu tư khi có 45% sinh viên mong đợi KTV cảnh báo về bất kỳ sự hoạt động kém hiệu quả nào của BGĐ cơng ty được kiểm tốn và 42% mong muốn có được sự đảm bảo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Về trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện và cơng bố gian lận, sai sót:

- Liên quan đến trách nhiệm phát hiện gian lận làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, một số KTV vẫn chưa nhận thức được hoàn tồn trách nhiệm của mình khi có 25% người được khảo sát cho rằng không cần phải phát hiện gian lận trọng yếu khi khơng có thơng đồng, cho dù chuẩn mực kiểm toán VSA 240 yêu cầu các KTV phải ln ý thức được rằng có thể tồn tại những tình huống hoặc sự kiện dẫn đến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính

- Các nhân viên chứng khốn, ngân hàng có kỳ vọng được thơng báo tất cả những gian lận, cho dù khơng trọng yếu, được phát hiện từ phía KTV cũng như mong đợi mọi hành vi vi phạm pháp luật của nhà quản lý đều phải được KTV phát hiện.

Về các thông điệp thể hiện trên báo cáo kiểm tốn (BCKT):

- Mục đích và ý nghĩa của báo cáo kiểm toán chưa được các nhà đầu tư đánh giá chính xác khi có gần 50% nhân viên tín dụng ngân hàng, chứng khốn được phỏng vấn khơng đồng ý với việc mục đích BCKT là đưa ra đánh giá về việc khơng có gian lận trọng yếu trong BCTC. Họ vẫn luôn đặt nhiều niềm tin và mong đợi vào BCKT, nơi mà họ có thể dựa vào đó để đưa ra quyết định đầu tư quan trọng, sẽ cung cấp cho họ nhiều hơn nữa bất kỳ những thơng tin nào có liên quan đến công ty được đầu tư.

- Liên quan đến những giới hạn cũng như những rủi ro tiềm tàng trong cơng việc kiểm tốn, một số nhà quản lý tài chính lẫn nhân viên ngân hàng đều chưa có sự nhận thức đầy đủ và chính xác về vấn đề này. 14% nhân viên ngân hàng yêu cầu KTV phải thực hiện kiểm tra 100% các nghiệp vụ trong q trình kiểm tốn để đảm bảo tính trung thực và có 17% các nhà quản lý tài chính, 29% nhân viên ngân hàng tin rằng BCTC đã được kiểm tốn xác định là trung thực thì khơng cịn gian lận và sai sót. Rõ ràng, việc chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về kiểm toán đã khiến cho các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm tốn có những u cầu cũng như những quyết định thiếu chính xác và hiệu quả.

- Nhận thức về ý nghĩa của các ý kiến KTV sử dụng trên BCKT cũng còn là một hạn chế của đối tượng sử dụng BCTC. Có đến 50% các nhà quản lý tài chính, kế tốn viên và 57% nhân viên ngân hàng được phỏng vấn cho rằng ý kiến chấp nhận tồn phần chỉ được trình bày trong trường hợp BCTC được kiểm tốn khơng có bất cứ sai sót nào do KTV phát hiện. Đoạn 36 và 37 của Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 700 có nêu rõ “ý kiến chấp nhận toàn phần được áp dụng cho cả trường hợp báo cáo tài chính được kiểm tốn có những sai sót nhưng đã được kiểm tốn viên phát hiện và đơn vị điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên” và “ý kiến chấp nhận tồn phần cịn được áp dụng cho cả trường hợp báo cáo kiểm tốn có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng khơng trọng yếu đến báo

cáo tài chính, nhưng khơng có ảnh hưởng đến báo cáo kiểm tốn”. Mặc dù đều đồng ý rằng các vấn đề ngoại trừ được sử dụng trong ý kiến chấp nhận từng phần là những vấn đề trọng yếu, tuy nhiên chỉ có KTV thể hiện sự chắc chắn trong nhận thức của mình, các nhà quản lý tài chính và nhân viên ngân hàng chỉ lựa chọn phương án đánh giá trung bình, thể hiện sự chưa tự tin vào nhận định này. Với tình huống đưa ra về việc khơng có sự nhất trí với BGĐ và vấn đề có ảnh hưởng đến tổng thể BCTC, cả ba nhóm tham gia khảo sát đều chưa đưa ra nhận định đúng về loại ý kiến được sử dụng trong trường hợp này.

Kết luận chương II

Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về chất lượng hoạt động kiểm toán và khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán với khả năng đáp ứng của nghề nghiệp kiểm tốn độc lập tại Việt Nam để tìm ra những biện pháp nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán là nội dung chính của chương II.

Sau nội dung trình bày, phân tích đặc điểm hoạt động kiểm tốn độc lập tại Việt Nam, đề tài thực hiện khảo sát các đối tượng có liên quan đến BCTC như kiểm tốn viên, các nhà quản lý tài chính, kế tốn viên và các nhân viên tín dụng ngân hàng, nhân viên chứng khốn và sinh viên về các yếu tố dùng để đánh giá chất lượng kiểm toán , đồng thời xác định những nhận thức, quan điểm của họ về trách nhiệm của KTV trong hoạt động kiểm toán, trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện và thông báo các gian lận, sai sót và ý nghĩa của những thơng điệp thể hiện trên báo cáo kiểm tốn.

Kết quả cho thấy tồn tại khoảng cách đáng kể giữa KTV và người sử dụng BCTC liên quan đến những kỳ vọng về chất lượng hoạt động kiểm toán. Những khoảng cách ấy xuất hiện do sự mong đợi chưa hợp lý, chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn từ phía người sử dụng BCTC, do sự yếu kém trong năng lực của bản thân KTV và do sự khiếm khuyết trong các chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp lý có liên quan. Những ưu điểm, tồn tại được phản ánh thông qua kết quả khảo sát đã được phân tích, đánh giá nhằm làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp ở chương III.

Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NHẰM THU HẸP KHOẢNG CÁCH MONG ĐỢI CỦA XÃ HỘI VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM

3.1 Quan điểm của các giải pháp

3.1.1. Các giải pháp cần phù hợp với thông lệ chung của quốc tế và phù hợp đặc điểm Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập và phát triển như hiện nay, khơng thể phủ nhận vai trị ngày càng quan trọng của các ngành nghề dịch vụ, đặc biệt là hoạt động Kiểm toán độc lập trong việc góp phần xây dựng và đảm bảo một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Để có được một mơi trường kinh doanh, đầu tư lành mạnh, địi hỏi nghề Kiểm tốn độc lập phải ln nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần cung cấp những thơng tin minh bạch, đáng tin cậy giữa các doanh nghiệp và công chúng. Muốn vậy, cần có những giải pháp giúp hồn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tốn, góp phần khẳng định vai trị, vị trí quan trọng của nghề nghiệp kiểm toán đối với nền kinh tế trong nước. Đặc biệt hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại Thế Giới (WTO), Hiệp hội kế tốn Châu Á Thái Bình Dương, thì các giải pháp này địi hỏi phải phù hợp với thơng lệ chung của quốc tế, góp phần đưa nền kiểm toán độc lập Việt Nam tiến xa hơn và được quốc tế thừa nhận.

Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế tình hình hoạt động kiểm tốn tại Việt Nam, vẫn cịn sự chênh lệch khá lớn về quy mơ, doanh thu và trình độ giữa các doanh nghiệp kiểm toán lớn và nhỏ. Chất lượng kiểm toán tại các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế chưa đồng đều, số lượng KTV được cấp chứng chỉ cịn ít, quy trình kiểm tốn cịn nhiều hạn chế và bất cập. Không thể trong thời gian ngắn, các cơng ty kiểm tốn VN có thể có chất lượng như các công ty quốc tế. Do vậy, các quy định, giải pháp về chất lượng kiểm toán cũng cần phù hợp với những đặc điểm này.

3.1.2. Các giải pháp phải giúp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam

các nhà đầu tư đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Niềm tin càng cao khi chất lượng từ hoạt động kiểm tốn mang lại càng cao, từ đó góp phần hình thành nền kinh tế ổn định. Do vậy, cần tích cực xây dựng và đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.

Các giải pháp phải góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, trở thành một hoạt động dịch vụ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy hội nhập thị trường dịch vụ kiểm toán với các quốc gia trong khu vực và trên tồn thế giới. Bên cạnh đó, các giải pháp cũng cần giúp đẩy mạnh phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán trên cơ sở quy định pháp luật Nhà nước và Hội nghề nghiệp, trở thành công cụ quản lý Nhà nước đắc lực và hiệu quả.

Mặt khác dựa trên các điều kiện có sẵn của Việt Nam, cần kế thừa và phát huy các kinh nghiệm, phương pháp, quy trình hiện đại của các cơng ty kiểm tốn quốc tế, đảm bảo cung cấp các dịch vụ đáp ứng được nhu cầu, phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế và quản lý quốc gia.

3.2. Giải pháp chung nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi kiểm tốn và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam

Thực trạng nghiên cứu về chất lượng hoạt động kiểm toán Việt Nam và đánh giá nhận thức của các nhóm đối tượng liên quan đến BCTC về vai trò, trách nhiệm của KTV, ý nghĩa BCKT đã cho thấy những tồn tại cũng như những nguyên nhân đưa đến các khoảng cách mong đợi của xã hội đối với nghề nghiệp kiểm toán độc lập hiện nay. Các nguyên nhân bao gồm sự khiếm khuyết chuẩn mực kiểm toán, sự yếu kém trong năng lực của KTV và cơng ty kiểm tốn, và sự mong đợi vượt quá mức hợp lý từ phía người sử dụng BCTC. Xuất phát từ những nguyên nhân này, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tốn, từ đó thu hẹp khoảng cách mong đợi về chất lượng kiểm toán. Các giải pháp chính bao gồm :

3.2.1. Hồn thiện mơi trường pháp lý để thu hẹp khoảng cách mong đợi do khiếm khuyết chuẩn mực

Hồn thiện mơi trường pháp lý mà cụ thể là hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp lý có liên quan. Chuẩn mực kiểm tốn được ban hành là cơ sở, tiêu chuẩn để các cơng ty kiểm tốn, các KTV thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét về BCTC, đồng thời còn là căn cứ để tiến hành các hoạt động kiểm soát chất lượng (KSCL), đào tạo và bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ KTV. Quá trình xây dựng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam bắt đầu chính thức từ tháng 9 năm 1997 sau hội thảo về chuẩn mực kiểm tốn được Bộ Tài Chính và dự án EUROTAPVIET về kế toán và kiểm toán tổ chức tại Nha Trang. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam là dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và tham khảo chuẩn mực kiểm tốn các quốc gia khác có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện và thực tế phát triển hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Ban hành vào 1994, đến nay chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã nhiều lần được sửa đổi. Thời gian qua, mặc dù Bộ Tài Chính đã ban hành khá đầy đủ các hệ thống văn bản pháp lý, chuẩn mực kế toán, kiểm toán nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, tuy nhiên, vẫn còn một số các chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã được ban hành, chỉnh sửa mà hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam chưa cập nhật kịp thời và đầy đủ. Các chuẩn mực này ở Việt Nam trở nên lạc hậu và phần nào gây ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động kiểm toán.

Thực trạng khảo sát về đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam và nhận thức của các đối tượng liên quan BCTC về ngành nghề này cho thấy, một trong những nguyên nhân đưa đến khoảng cách mong đợi giữa người sử dụng thơng tin tài chính về chất lượng kiểm toán so với khả năng mà nghề nghiệp này mang lại đó là do sự bất cập của hệ thống chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam. Chính vì vậy, việc hồn thiện khn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm toán, nhằm tạo nền tảng vững chắc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán ở Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Do đó, giải pháp để hồn thiện mơi trường pháp lý cần đảm bảo thực hiện những vấn đề sau:

3.2.1.1 Ban hành đầy đủ các quy định pháp lý; cập nhật, sửa đổi thường xuyên hệ thống CMKiT Việt Nam

- Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế tốn. Mục đích của hoạt động kiểm tốn BCTC là

nhằm xác định, báo cáo về sự phù hợp của các thơng tin tài chính thu thập được so với chuẩn mực kế tốn. Do đó, việc hồn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán cho phù hợp với những thay đổi của chuẩn mực kế tốn quốc tế, từ đó làm cơ sở cho việc thu thập, đánh giá các thơng tin tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán, đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm tốn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán là điều hết sức cần thiết.

- Cần cập nhật thường xuyên hơn nữa hệ thống chuẩn mực kiểm toán phù hợp với CMKiT quốc tế. Thực tế, trong thời gian qua, Bộ Tài Chính đã hiệu đính một số

CMKiT; và gần đây nhất, vào ngày 06/12/2012 đã ban hành Thông tư số 214/2012/TT-BTC Ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Hệ thống mới bao gồm 36 CMKiT và một chuẩn mực về KSCL kiểm toán Việt Nam được ban hành trên cơ sở cập nhật các chuẩn mực kiểm toán quốc tế chỉnh sửa, được dự kiến sẽ áp dụng vào đầu năm 2014. Liên quan đến CLKT và KSCL, một số chuẩn mực đã được cập nhật bao gồm :

Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1- Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp

thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1).

Chuẩn mực 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm tốn báo cáo tài

chính.

Chuẩn mực 240 - Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận

trong quá trình kiểm tốn báo cáo tài chính.

Chuẩn mực 700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm tốn về

báo cáo tài chính.

Chuẩn mực 705 - Ý kiến kiểm tốn khơng phải là ý kiến chấp nhận toàn

Chuẩn mực 706 - Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong

báo cáo kiểm tốn về báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)